Tổng Quan Về Hệ Sinh Thái Fantom (FTM) Và Sự Phát Triển Của Fantom Network

Từ đầu năm tới thời điểm hiện tại, Fantom là một trong những hệ sinh thái có tốc độ phát triển cực kỳ ấn tượng trong không gian tài chính phi tập trung DeFi. Vậy bạn đã biết gì về hệ sinh thái này? Bài viết dưới đây, sẽ mang lại những thông tin từ tổng quan đến chi tiết về hệ sinh thái này để giúp bạn đọc tham khảo thêm về Fantom !

Fantom (FTM) Là Gì ?

Fantom là một giải pháp lớp giao thức giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng của blockchain, bằng cách sử dụng cơ chế đồng thuận mới có tên là Lachesis Protocol.

Nhờ “Lachesis”, cơ chế đồng thuận aBFT cho phép Fantom hoạt động nhanh hơn và phí thấp hơn nhiều so với các công nghệ trước đó, nhưng vẫn cực kỳ an toàn. Tầm nhìn của FANTOM là cung cấp khả năng tương thích giữa tất cả các cơ quan giao dịch trên toàn thế giới bằng cách sử dụng công nghệ DAG nhanh chóng, có thể được triển khai trên quy mô trong thế giới thực và để tạo ra cơ sở hạ tầng mới với độ tin cậy cao cho phép giao dịch thời gian thực và chia sẻ dữ liệu.

Fantom Opera chain là một blockchain được tạo ra dựa trên giao thức cốt lõi của Fantom là Lachesis Protocol. Nó có 3 lớp:

  • Node Service blockchain: Lưu trữ các mã nhận dạng Node của mạng.
  • OPERA chain: DAG của các event block.
  • Mainchain Blockchain: Lưu trữ các event block đã được mạng xác thực và hoàn thiện.

Những Điểm Nổi Bật Của Fantom

Fantom có những điểm nổi bật như sau:

  • Sử dụng consensus Lachesis Protocol làm cho Fantom Opera chain có tốc độ giao dịch cao và độ trễ thấp (within 1-10 seconds).
  • Hỗ trợ Solidity và tương thích hoàn toàn với máy ảo Ethereum (EVM).
  • Hỗ trợ các công cụ phát triển quen thuộc bên Ethereum, giúp người dùng và nhà phát triển dễ dàng tiếp cận hệ sinh thái mới.
  • Phí giao dịch trung bình thấp ~$0.0001.

Những Thành Tựu Đáng Kể Của Fantom

Đây là những con số nổi bật nhất hệ sinh thái Fantom trong thời gian vừa qua:

  • DeFi TVL đạt 625 triệu USD, tăng trưởng 600% trong vòng 3 tháng.
  • Total Txs đạt 47 triệu Tx, đây là con số không cao so với Ethereum hay BSC, nhưng Fantom Tx đã có mức tăng trưởng rất nhanh trong những tháng trở lại đây.
  • Hơn 25 sàn giao dịch đã listing FTM, chỉ còn Coinbase vẫn chưa thông báo, nhưng ví Coinbase Wallet đã hỗ trợ Fantom Opera Chain.
  • Hơn 150 dự án đã phát triển và hoạt động với hệ sinh thái Fantom.

Fantom DeFi TVL

Kể từ tháng 5/2021 đến nay, hệ sinh thái Fantom đã có sự hồi phục rất nhanh. Từ mốc DeFi TVL khoảng 100 triệu USD vào tháng 5/2021, DeFi TVL của hệ Fantom đã tăng vượt đỉnh cũ, vừa cán mốc 600 triệu USD.

Điều này cho thấy sau khi dòng tiền bão hòa ở hai hệ sinh thái Ethereum và Binance Smart Chain thì đã tiếp tục đi tìm cơ hội mới ở các hệ sinh thái khác. Mọi người có thể thấy rõ trong thời gian vừa qua, dòng tiền đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ đến các hệ sinh thái nhỏ hơn, bao gồm Fantom, Avalanche, Terra, Solana…

Xếp hạng TVL của các dự án hoạt động trong hệ sinh thái Fantom.

Các Dự Án Trong Fantom

Tính đến đầu tháng 9/2021, hệ sinh thái Fantom có khoảng 150 dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó, mảng DeFi rất được quan tâm và tạo ra dòng tiền khổng lồ cho hệ sinh thái.

Cách Thức Hoạt Động Và Cấu Trúc

Quỹ Fantom điều hành 2 bộ phận, chịu trách nhiệm xây dựng các công cụ hỗ trợ những ứng dụng dApp trên DeFi và khởi động việc sử dụng công nghệ, áp dụng các Blockchain Fantom trên toàn thế giới. 

  • Fantom Blockchain Service: một Blockchain Layer 1, tương thích với Ethereum, bất kỳ tổ chức công ty hay chính phủ nào cũng có thể sử dụng và tiếp cận lợi ích trong hoạt động của mình
  • Fantom Opera Mainnet: mạng công cộng của hệ sinh thái với thông lượng cao, giao dịch tức thời với chi phí gần như bằng 0. Điều này giúp DeFi phát triển mạnh mẽ thông qua các hoạt động hợp tác chiến lược, các dự án độc lập xây dựng trên hệ thống. 

Infrastructure

Cơ sở hạ tầng tốt và ổn định là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp hệ sinh thái phát triển. Nếu như anh em chú ý ở hệ SBC thì họ đã tập trung 1-2 tháng đầu kể từ 9/2020 để phát triển cơ sở hạ tầng.

Ví dụ như liên kết với ChainLink và Band Protocol để sử dụng Oracle, liên kết với CertiK và Peckshield để tăng cường bảo mật,… Ánh xạ qua hệ Fantom thì mình thấy họ xây dựng chậm hơn BSC, tuy nhiên họ vẫn thường xuyên cập nhật.

Dưới đây là một số đối tác họ đã liên kết:

  • ChainLink & Band Protocol – Hai đơn vị Oracle lớn nhất thị trường đã chính thức được hỗ trợ vào Fantom Mainnet vào đầu tháng 9/2021, giúp các dự án có thể truy cập data một cách chính xác nhất.
  • Bware Labs sẽ hỗ trợ các nhà phát triển trong không gian hệ sinh thái của Fantom có thể sử dụng RPCs và API một cách nhanh chóng.
  • StrongBlock là công ty dịch vụ giúp những nhà đầu tư không chuyên có thể chạy Validator node cho Fantom, giúp mở rộng mạng lưới và tăng cường bảo mật.
  • Request Network là nền tảng theo dõi và thanh toán hóa đơn. Họ sẽ hỗ trợ FTM như tài sản thanh toán và ứng dụng công nghệ blockchain của Fantom.
  • Graviton sẽ hỗ trợ Fantom trong việc phát triển công nghệ Cross-chain, giúp dùng tiền dễ dàng chảy vào hệ sinh thái DeFi của Fantom.

Bridge

Bridge đến mạng lưới Fantom. Nguồn: Fantomians.

Cross-chain Bridge là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất giúp dòng tiền có thể luân chuyển giữa các hệ sinh thái. Hiện tại, Fantom đang có 7 Bridge chính, Bridge của Spookyswap sử dụng công nghệ của Anyswap.

Tuy nhiên, hạn chế của các Bridge là thu hút cả hai chiều của mạng lưới, điều này khiến nhiều người vẫn sử dụng các sàn CEX như một Bridge. Để giải quyết điều này, Anyswap đã đi tiên phong trong việc miễn phí tác vụ Bridge một chiều từ Ethereum sang Fantom, giúp người dùng có thể dễ dàng chuyển dòng vốn sang Fantom.

Wallet

Fantom hiện có t3 ví liên kết là Dcent, BitKeep và Coin98 từ tháng 5/2021. Lợi thế của Fantom là EVM Blockchain, có thể lưu trữ dễ dàng và tương tác với nhiều ví khác nhau, thu hút lượng người dùng và nhận diện của Fantom. 

Cụ thể:

  • Coin98 Wallet: ví multi-chain, hỗ trợ 23 Blockchain, người dùng dễ dàng tương tác với các dApp thông qua DeFi Gateway
  • Dcent Wallet: lưu trữ các tài sản kỹ thuật số trên ứng dụng ví mobile, ví cứng và ví dạng thẻ
  • BitKeep: ví multi-chain tập trung vào dạng thức ví mobile
Các loại ví hố trợ Fantom (Nguồn: Fantomians)

AMM DEX

Một trong những mảng hoạt động mạnh mẽ nhất với lượng tiền lớn nhất hệ sinh thái Fantom là AMM. Phải kể đến Spookyswap với TVL 167 triệu USD, Spiritswap là TVL 61 triệu USD và Curve Finance với 167 triệu USD. Đây là 3 AMM DEX chiếm tới 65% TVL của toàn bộ hệ sinh thái. 

Các AMM DEX có thể chia thành nhiều dạng, đó là:

  • Liquidity Center: Spookyswap, Spiritswap (do Fantom Foundation tài trợ)
  • Multichain AMM: Curve Finance, Sushiswap…
  • Stablecoin AMM: Curve Finance, Froyo Finance…
  • Order book DEX: CoinZoo
Biểu thị giá FTM và TVL (Nguồn: Fantomians)

Trong đó, Spookyswap và Spiritswap là hai nền tảng có nhiều tính năng phát triển nhất, học hỏi từ các AMM của hệ sinh thái Ethereum và Binance Smart Chain. Có thời điểm SPIRIT tăng trưởng hơn 200% và BOO cũng tăng hơn 60% khi dòng tiền đổ về hệ sinh thái Fantom.

Yield Aggregator Platform

Chiếm thứ hai thị phần TVL của hệ sinh thái Fantom là Yield Aggregator Platform, với sự hợp tác chặt chẽ với mảng AMM Liquidity. Hiện đa số các AMM Liquidity Pool đề được Yield Aggregator tận dụng và đặc biệt là các pool từ Spookyswap và Spiritswap.

Beefy Finance là nền tảng lớn nhất trong tổng số các Yield Aggregator Platform với tổng 109 triệu USD, hoàn toàn áp đảo các pool còn lại. 

Tiếp đến phải kể đến Reaper Farm với 35 triệu USD TVL. Điểm nổi bật của Reaper Farm là số lượng pool nhiều nhất (86 pools)  và hỗ trợ gần như mọi tài sản từ hệ sinh thái Fantom.

 

Tổng quan về Yield Aggregator Platform (Nguồn: Fantomians)

Lending

Là một trong những mảng phát triển sau của hệ sinh thái, ban đầu Lending chỉ có dự án Creamy Finance từ mạng lưới Ethereum mở rộng sang, tuy nhiên năng suất không cao. 

Kể từ tháng 6/2021, dự án Scream – bản fork của Cream Finance – đã hoạt động hiệu quả hơn với 71 triệu USD TVL. Hiện tại, Scream xếp thứ 4 trên hệ sinh thái về lượng TVL và là dự án Lending độc tôn thị phần.

Scream là dự án Lending lớn nhất hệ sinh thái Fantom hiện nay (Nguồn: Fantomians)

NFT

Gần đây, Fantom phát triển thêm về NFT và có những bước đi đầu tiên là NFT Collectibles, mặc dù số lượng còn hạn chế và chưa có tính kết nối với cộng đồng NFT. Vì thế, các tác phẩm NFT chưa được giao dịch sôi nổi và cũng thiếu một NFT Marketplace như ở Ethereum và BSC. 

Fantom phát triển thêm về NFT và có những bước đi đầu tiên là NFT Collectibles (Nguồn: Fantomians)

Đầu tư vào token của hệ sinh thái Fantom

Đầu tư vào token là một trong những hướng tiếp cận đầu tư dễ nhất, tuy nhiên trong thời gian vừa qua, các token của hệ sinh thái Fantom đã tăng trưởng rất mạnh, chính vì việc kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng sẽ cần được xem xét kĩ càng hơn.

Một số token nổi bật trong hệ sinh thái Fantom. Nguồn: CoinGecko.

Trên đây là một số token nổi bật nhất nằm trong hệ sinh thái Fantom.

  • FTM đã tăng từ $0.02 lên $1.2 (6,000%) kể từ đầu năm.
  • SPIRIT đã tăng từ $0.02 lên $0.15 (750%) trong khoảng 1 tháng.
  • SPOOKY đã tăng từ $2.5 lên $17 (680%) trong khoảng 1 tháng.

Để đầu tư vào token trong hệ sinh thái Fantom, chúng ta nên xem xét kỹ hiệu suất hoạt động của từng dự án và của cả hệ sinh thái để đưa ra quyết định đúng đắn và an toàn!

Dự Phóng

“Phí rẻ, giao dịch nhanh, giao diện giống với Ethereum” kết hợp với khẩu hiệu PR là “Ethereum Helper” khiếm Fantom ghi điểm trong mắt cộng đồng Ethereum, cộng thêm sự giúp sức từ một nhưng trong DeFi builder nổi tiếng trong không gian là Andre Cronje mà Fantom đang ngày càng phát triển.

Hiện tại, có làn sóng di chuyển vốn từ các Blockchain khác qua Fantom, điều này thể hiện qua:

  • TVL Fantom đang tăng dần.
  • Số lượng địa chỉ ví Active tăng lên đột biến.
  • Số lượng Native Project trên Fantom cũng tăng chóng mặt.

Rất có khả năng trong thời gian ngắn sắp tới sẽ ngày càng có nhiều Native DeFi project xây dựng trên Fantom, và chính những dự án này sẽ kéo thêm nhiều TVL về cho Fantom thông qua các Incentive từ Liquidity Mining, đây có thể là cơ hội cho những người tham gia sớm vào hệ sinh thái Fantom.

Tuy nhiên, Fantom vẫn đang kẹt trong vòng xoáy Farming – Lending từ các dự án mà chưa có thêm những nhân tố nổi bật. Đây chính là hạn chế lớn nhất của Fantom khiến TVL chưa thể bùng nổ lọt vào top 5 các hệ sinh thái như Ethereum, BSC, Terra, Solana và Polygon.

Hi vọng trong tương lai, Fantom sẽ khắc phục được vấn đề này, hoặc ít nhất là có khả năng bắt trend nhanh như hệ sinh thái Binance Smart Chain để có thể giữ lại dòng tiền.

Tổng Kết

Hệ sinh thái Fantom tuy còn khá non trẻ nhưng mang lại nhiều tiềm năng về sự mở rộng, với khả năng giải quyết những hạn chế của Blockchain dựa trên cơ chế đồng thuận mới là Lachesis Protocol. 

Trong tương lai gần, Fantom hứa hẹn mang đến nhiều sản phẩm mới mẻ với những tiện ích cho người dùng. Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin hữu ích về hệ sinh thái này và hãy tự đưa ra quyết định đầu tư thật an toàn và cẩn thận các bạn nhé !

Đừng quên đăng ký và tham gia các nhóm channel của Kenhbit dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng.

Telegram: https://t.me/dautucryptovietnam

Kênh chanel insight https://t.me/kenhbit_news

Cùng thảo luận tại Cộng Đồng Đầu Tư Crypto Việt Nam ฿

Fanpage cập nhật tin nhanh Cộng Đồng Crypto Việt Nam

Bài viết mới
Tin nổi bật