Proof Of Stake là gì? những kiến thức cơ bản cần biết về Proof Of Stake

Proof of Stake (POS) là thuật toán đồng thuận “lấy coin để đào coin”. Các đồng coin POS đang trở thành xu hướng mới trong lĩnh vực cryptocurrency. Một điểm nổi bật của coin POS là hình thức staking coin để tăng thu nhập thụ động cho chủ sở hữu.

Proof-of-stake (POS) là gì?

Proof-of-Stake (POS) là thuật toán đồng thuận của blockchain. Trong đó, các node phải stake coin để tham gia xác nhận giao dịch trên block. Nói đơn giản thì node phải đặt cọc coin để xác minh danh tính.

tiendientu.org-proof-of-stake-la-gi

Chắc hẳn mọi người đã biết đồng cryptocurrency đầu tiên là Bitcoin sử dụng thuật toán đồng thuận Proof-of-Work (POW). POW cho phép thợ đào (miner) xác thực giao dịch và tạo block mới bằng cách thực hiện tính toán dựa trên sức mạnh máy tính. Từ đó sinh ra máy đào chuyên dụng với cấu hình khủng và hiệu năng cao, giúp thợ đào cạnh tranh đào coin.

Tuy nhiên, cộng đồng tiền mã hóa nhanh chóng nhận ra những yếu điểm và bất lợi của thuật toán POW. Năm 2011, diễn đàn Bitcointalk là nơi đầu tiên nảy sinh ra ý tưởng một thuật toán mới với tên gọi Proof-of-Stake (POS), giải quyết một số vấn đề mà thuật toán POW gặp phải.

Đến năm 2012, đồng coin đầu tiên sử dụng POS ra đời. Đó chính là Peercoin (PPC). Từ đó đến nay, đã có hàng trăm đồng coin sử dụng thuật toán POS.

tiendientu.org-peercoin-2
Peercoin (PPC) là đồng coin POS đầu tiên trên thế giới.

Đáng chú ý là nhiều đồng coin ban đầu sử dụng thuật toán POW, nhưng đang chuyển đổi dần sang POS vì những ưu điểm của thuật toán mới. Nổi tiếng nhất trong số này chính là Ethereum (ETH).

Bên cạnh đó, cải tiến từ POS ban đầu, nhiều thuật toán mới đã được sinh ra. Chẳng hạn như Delegated Proof-of-Stake (DPoS) của đồng EOS, Lisk, Steemit,… Hay thuật toán Proof-of-Stake Voting (PoSV) của Tomochain (TOMO).

Các thuật ngữ liên quan đến Proof-of-Stake (POS)

Node (Masternode)

Là những người, hay tổ chức tham gia xác nhận giao dịch, đóng block của một đồng coin. Bằng cách chạy các phần mềm chuyên dụng của đồng coin đó, node đóng vai trò giữ ổn định trong blockchain, xác nhận giao dịch cho người dùng coin.

Validator

Theo thuật toán POS, không phải tất cả các node đều tham gia đóng block mới. Blockchain sẽ chọn ngẫu nhiên một node để kiểm định và đóng block. Node này được gọi là validator (người kiểm định).

Forge hoặc Mint

Là cụm từ chỉ hoạt động kiểm định và đóng block của validator. Để phân biệt với mine (đào) trong POW.

Stake

Trong POS, node muốn trở thành validator phải stake (đặt cọc) một lượng coin nhất định để làm điều kiện tham gia. Ý nghĩa của việc này là để chứng minh bạn có sở hữu coin.

Lock và Unlock

Số coin được node stake sẽ được mạng lưới lock. Trong thời gian trở thành validator, số coin stake này không được di chuyển, hay giao dịch được. Nếu không làm validator nữa thì coin mới được unlock.

POS hoạt động như thế nào?

Phương thức hoạt động của thuật toán đồng thuận POS có thể tóm tắt như sau:

  • Trong tất cả các node tham gia, blockchain sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một node (hay masternode) để trở thành validator. Validator này có vai trò kiểm định và đóng block.
  • Để trở thành validator, cần phải stake một khoản tiền vào mạng lưới để làm điều kiện tham gia.
  • Blockchain sẽ lock khoản stake này, và sẽ unlock sau khi node không tham gia validator một thời gian chứ không unlock ngay lập tức.
  • Nếu block hợp lệ và ghi vào chain, thì validator sẽ nhận được một phần thưởng từ phí giao dịch.

Tuy nhiên, để blockchain minh bạch và hoạt động hiệu quả, cần có cơ chế lựa chọn validator phù hợp.

Lựa chọn node ngẫu nhiên

Thuật toán Proof-of-Stake sẽ lựa chọn validator kiểm định block tiếp theo một cách ngẫu nhiên. Bằng cách sử dụng công thức tìm kiếm Hashrate thấp nhất, kết hợp với khoản đặt cược cao nhất (stake).

Khi tài sản được công khai, mỗi node sẽ “tự động” lựa chọn tài khoản được quyền xử lý block tiếp theo.

tiendientu.org-proof-of-stake-3

Lựa chọn dựa trên thời gian nắm giữ tài sản

Thuật toán POS còn kết hợp phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên với việc dựa vào tuổi đời của tài sản (coin age) để xem xét (tính từ lúc tài sản được hold).

Node phải hold coin ít nhất 30 ngày trước khi tham gia “tranh cử” làm validator cho block tiếp theo. Như vậy thì node nào nắm giữ nhiều coin với thời gian lâu hơn sẽ có tính cạnh tranh hơn.

Sau mỗi lần, tuổi đời của tài sản sẽ được “reset” trở về số 0 và phải chờ ít nhất 30 ngày nữa trước khi được quyền “tranh cử” xử lý một block khác.

Ngoài ra, số ngày tối đa tham gia tranh cử là 90 ngày. Điều này giúp tránh tình trạng thao túng của những node sở hữu quá nhiều tài sản.

Làm thế nào để kiếm tiền từ đồng coin POS?

Thị trường cryptocurrency luôn mang lại lợi nhuận nếu bạn thực hiện đúng cách. Không chỉ riêng coin POS, bạn đều có thể kiếm tiền từ các đồng tiền mã hóa khác.

Tuy nhiên, với POS, bạn sẽ có nhiều cách để kiếm tiền, bao gồm chủ động và thụ động.

Kiếm tiền chủ động từ coin POS

1. Đào coin

Chỉ cần một máy tính kết nối internet là bạn có thể đào coin POS được rồi. Mỗi đồng coin đều sẽ có hướng dẫn đào trên trang web riêng.

2. Trading

Không riêng gì coin POS, bạn đều có thể giao dịch mọi loại cryptocurrency. Tuy nhiên, với coin có thuật toán POS, nếu hiệu suất trading của bạn cao hơn lãi suất stake thì mới nên trade.

Trading có lợi nhuận cao nên luôn đi kèm rủi ro cao. Nếu là người không ưa thích mạo hiểm, bạn có thể lựa chọn hold và staking nhận lãi mà thôi.

Kiếm thu nhập thụ động từ coin POS

Một ưu thế chỉ có coin POS mới có chính là thu nhập thụ động từ staking coin. Bạn chỉ cần gửi coin lên một nền tảng hỗ trợ stake, giữ ở đó, không cần di chuyển hay giao dịch gì thì đã có thể nhận thêm coin hàng tháng rồi.

Phương pháp kiếm tiền này sẽ có ưu thế trong lúc thị trường “đóng băng”, giá giảm nhiều, hoặc thị trường sideway, không có sóng để trade.

1. Stake coin trên ví “chính chủ”

Rất nhiều đồng coin phát triển ví riêng để người dùng có thể giữ, nhận và chuyển coin cho nhau. Bên cạnh đó, ví riêng của coin POS cũng tích hợp sẵn tính năng staking.

Người dùng cần download ví, hold coin là bạn đã có thể nhận coin stake rồi.

Một ví dụ cho phương pháp này chính là TOMO với ví riêng Tomo Wallet. App ví này đã có sẵn trên Android và iOS, bạn chỉ cần down về và gửi coin vào ví để stake thôi.

tiendientu.org-proof-of-stake-4
Những đồng coin Binance hiện đang hỗ trợ staking.

2. Stake coin trên sàn giao dịch

3. Kiếm tiền từ ví staking, nền tảng staking

Stake coin trên sàn giao dịch thường có lãi suất thấp. Do đó, để tối đa hóa thu nhập thụ động, bạn có thể tham gia vào các nền tảng staking uy tín.

Đây là một số nền tảng cho phép bạn gửi coin POS và nhận lãi:

Ví dụ như bạn có thể stake Cosmos (ATOM) trên nền tảng https://everstake.one/ với lãi suất 13.02%/ năm.

Ngoài ra, hiện đã có một số ví tiền điện tử hỗ trợ staking coin cho người dùng. Những cái tên có thể kể đến như ví Trust Wallet, ví Cobo Wallet, ví HashKey Hub,…

tiendientu.org-proof-of-stake-5

Đánh giá Proof of Stake

Ưu điểm của POS

  • Tăng được lượng coin của holder. Nên dù giá có giảm thì bạn vẫn có thể lời một chút từ coin của mình.
  • Đào coin POS không cần máy có cấu hình khủng, chỉ cần máy tính có internet và online 24/24 thì bạn đã có thể đào được rồi.
  • Chi phí đào coin POS rẻ hơn POW rất nhiều. Bạn không phải tốn nhiều năng lượng như đào coin POW. Nếu không thích đào nữa thì bạn có thể chuyển coin lên sàn và bán đi là xong.

Nhược điểm của POS

  • Staking không phải lúc nào cũng lãi nếu lãi suất stake thấp hơn mức giảm giá coin thì holder sẽ bị lỗ.
  • Lãi staking không phải lúc nào cũng đồng đều.
  • Rủi ro bị scam, lừa đảo,… nếu bạn lựa chọn nền tảng staking không uy tín, hoặc lựa chọn coin “rác”.

Vấn đề độc quyền

Độc quyền mạng lưới là gì?

Nếu một bên nắm quyền kiểm soát phần lớn tài nguyên xác thực giao dịch, thực thể này có thể sử dụng tài nguyên để áp đặt các điều kiện cho phần còn lại của mạng lưới. Từ đó, nhà độc quyền có thể chọn thực hiện những cách độc hại như double-spending (lặp chi) hoặc từ chối dịch vụ.

Nếu nhà độc quyền chọn một chiến lược độc hại và duy trì sự kiểm soát của mình trong thời gian dài, niềm tin vào mạng lưới blockchain sẽ bị hủy hoại.

POS giải quyết vấn đề độc quyền như thế nào?

Những đồng coin sử dụng thuật toán Proof-of-Stake vẫn có thể gặp vấn đề độc quyền. Tuy nhiên, mạng lưới POS sẽ an toàn hơn trước các cuộc tấn công độc hại. Vì hai lý do như sau.

Thứ nhất, rất khó để độc quyền trên mạng lưới POS. Như đã đề cập ở trên, các Masternode phải hold và stake coin mới có thể tham gia xác minh giao dịch. Nếu muốn độc quyền, holder phải mua trữ rất nhiều đồng coin (ít nhất 51% tổng cung). Chi phí bỏ ra là vô cùng lớn.

Thứ hai, và quan trọng hơn, nhà độc quyền không có lợi ích gì khi tự tổn hại mạng lưới mà mình đang đầu tư rất nhiều tiền. Tấn công bất lợi đối với mạng lưới sẽ làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào đồng coin, từ đó cầu giảm, sẽ dẫn đến giá giảm. Như vậy, quỹ coin đang stake của bên độc quyền cũng bị tổn hại.

So sánh Proof of Work và Proof of Stake

PoS là sự cải tiến của PoW nên có nhiều ưu điểm hơn:

  • Do không cần tính toán giải các hàm hash phức tạp, mạng lưới PoS tốn ít thời gian và năng lượng hơn nhiều so với PoW.
  • Mạng lưới sử dụng thuật toán POS an toàn và phân quyền hơn PoW.
  • Với PoW, việc đào coin hiện nay chỉ hiệu quả với những hệ thống máy đào lớn, năng lượng cao. Điều này dẫn tới sức mạnh của toàn hệ thống chủ yếu tập trung ở các mining pool lớn. Làm cho mạng lưới PoW trở nên tập trung hơn.

Câu hỏi thường gặp

Proof of Stake có an toàn hay không?

Như đã giải thích ở trên, mạng lưới POS an toàn hơn POW. Do cơ chế staking, nhiều masternode có thể tham gia xác thực giao dịch trên mạng lưới Proof of Stake hơn, dẫn đến phi tập trung và bảo mật hơn.

Ngoài ra, khó tấn công 51% lên các coin POS vì chi phí phải bỏ ra là rất cao.

Tại sao Ethereum muốn chuyển sang Proof of Stake?

Ethereum muốn chuyển sang Proof of Stake vì POS mang lại nhiều ưu điểm và có giải pháp cho những vấn đề mà mạng lưới Ethereum đang gặp phải.

Chi phí

Proof of Stake hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này. Vận hành một validator cần chi phí thấp hơn so với các thợ đào (miner).

Khả năng mở rộng

Một số vấn đề về khả năng mở rộng của Ethereum có thể được giải quyết dễ dàng hơn với PoS.

An toàn

Thuật toán POS an toàn và phi tập trung hơn POW. Vì khả năng tấn công 51% và tấn công độc hại lên mạng lưới POS khó khăn hơn rất nhiều.

POS có thể được dùng trong private/consortium chain không?

Câu trả lời là CÓ.

Bất kỳ Proof of Stake nào đều có thể được sử dụng làm thuật toán đồng thuận trong private/consortium chain. Sự thay đổi duy nhất là cách lựa chọn validator khác nhau. Với các private/consortium chain, các validator đầu tiên là nhóm những người dùng đáng tin cậy. Sau đó, sẽ tùy thuộc vào validator trước để bầu chọn thêm khi cần phải có validator mới.

Sàn giao dịch POS có tạo nên rủi ro tập trung hoá như hình thức pool đào của POW hay không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Các sàn giao dịch Proof of Stake nắm giữ rất nhiều coin vì tập trung từ quỹ của người dùng. Tuy nhiên, sàn không thể trở nên độc quyền, hay tấn công 51% lên mạng lưới được vì người dùng cần rút coin. Sàn không thể stake và lock hết tổng số coin của người dùng được.

Kết luận

Như vậy, chúng ta đã vừa đi tìm lời giải cho câu hỏi Proof Of Stake là gì, và cách thức kiếm tiền từ coin POS.

Với những ưu điểm từ thuật toán đồng thuận Proof Of Stake, các coin POS dần trở thành xu hướng phát triển trong lĩnh vực tiền mã hóa.

Đặc biệt, tính năng staking hay “trả lãi” cho holder, giúp họ có thu nhập thụ động, là một điểm quan trọng giúp thu hút nhà đầu tư đến với các coin POS.

Không phải chịu rủi ro thua lỗ như trading, thu nhập thụ động từ staking sẽ là lựa chọn tốt cho holder và nhà đầu tư không thích mạo hiểm.

Đừng quên đăng ký và tham gia các nhóm channel của Kenhbit dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng.

Telegram: https://t.me/dautucryptovietnam

Kênh chanel insight https://t.me/kenhbit_news

Cùng thảo luận tại Cộng Đồng Đầu Tư Crypto Việt Nam ฿

Fanpage cập nhật tin nhanh Cộng Đồng Crypto Việt Nam

Nguồn: tiendientu.org

Bài viết mới
Tin nổi bật