Kinh doanh chênh lệch giá là gì?

Kinh doanh chênh lệch giá là một chiến lược giao dịch có độ rủi ro tương đối thấp, tận dụng chênh lệch giá giữa các thị trường. Trong phần lớn trường hợp, điều này liên quan đến việc mua và bán cùng một tài sản (như Bitcoin) trên các sàn giao dịch khác nhau. Do về mặt lý thuyết, giá của Bitcoin trên Binance và trên một sàn giao dịch khác sẽ bằng nhau, nên bất kỳ chênh lệch giá nào giữa hai sàn giao dịch này đều có khả năng là cơ hội kinh doanh chênh lệch giá.

Đây là chiến lược rất phổ biến trong giới giao dịch, nhưng chủ yếu là công cụ của các tổ chức tài chính lớn. Thông qua việc dân chủ hóa thị trường tài chính nhờ tiền mã hoá, cũng có thể sẽ có cơ hội cho các trader tiền mã hóa tận dụng lợi thế của kinh doanh chênh lệch giá.

Giới thiệu

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể đảm bảo mình sẽ giao dịch có lãi? Việc này sẽ như thế nào? Bạn phải biết ngay trước khi tham gia giao dịch rằng bạn sẽ kiếm được lợi nhuận. Bất cứ ai có thể có lợi thế đó sẽ khai thác lợi thế cho đến khi họ không còn có thể. Mặc dù không có thứ gì gọi là lợi nhuận được đảm bảo, nhưng giao dịch chênh lệch giá là cách gần nhất mà bạn sẽ đạt được. Các trader cạnh tranh gay gắt để có cơ hội tham gia các loại hình giao dịch này. Vì lý do này, lợi nhuận thường rất mỏng trong giao dịch chênh lệch giá và phụ thuộc nhiều vào tốc độ và khối lượng mỗi giao dịch. Đây là lý do tại sao hầu hết giao dịch chênh lệch giá được thực hiện bởi các thuật toán do các công ty giao dịch tần suất cao (HFT) phát triển.

Giao dịch chênh lệch giá là gì?

Giao dịch chênh lệch giá là chiến lược giao dịch nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận bằng cách cùng lúc mua một tài sản trên một thị trường và bán tài sản đó trên một thị trường khác. Cách thức phổ biến nhất là giao dịch các tài sản giống hệt nhau trên các sàn giao dịch khác nhau. Chênh lệch giá giữa các công cụ tài chính này, về mặt lý thuyết, phải bằng 0 do thực tế chúng là cùng một loại tài sản. Thách thức mà một trader kinh doanh chênh lệch giá hay nhà kinh doanh chênh lệch giá gặp phải không chỉ là phát hiện ra chênh lệch giá này mà còn có thể giao dịch một cách nhanh chóng. Do các nhà kinh doanh chênh lệch giá khác cũng có khả năng nhìn thấy sự khác biệt về giá này (chênh lệch giá), nên cơ hội kiếm lợi nhuận thường hết rất nhanh.

Trên hết, do các giao dịch chênh lệch giá thường có rủi ro thấp, nên lợi nhuận thường thấp. Điều đó nghĩa là các trader kinh doanh chênh lệch giá không chỉ cần hành động nhanh mà còn cần rất nhiều vốn thì việc này mới xứng với công sức bỏ ra.

Bạn có thể tự hỏi những loại giao dịch chênh lệch giá nào hiện có cho trader tiền mã hóa. Có một số loại để tận dụng, vì vậy chúng ta hãy bắt đầu ngay với nó. 

Các loại giao dịch chênh lệch giá

Có nhiều loại chiến lược chênh lệch giá mà trader tại nhiều thị trường khác nhau trên khắp thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, khi nói đến trader tiền mã hóa, có một số loại chiến lược riêng biệt được sử dụng khá phổ biến.

Kinh doanh chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch

Loại hình kinh doanh chênh lệch giá phổ biến nhất là kinh doanh chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch. Đó là khi một trader mua cùng một loại tài sản tiền mã hoá ở một sàn giao dịch và bán tài sản đó ở một sàn giao dịch khác. Giá của tiền mã hóa có thể thay đổi nhanh chóng. Nếu bạn nhìn vào sổ lệnh của một loại tài sản trên các sàn giao dịch khác nhau, bạn sẽ nhận thấy giá hầu như không bao giờ giống nhau hoàn toàn tại cùng một thời điểm. Đây là nơi trader kinh doanh chênh lệch giá nhảy vào. Họ cố gắng khai thác những khoảng chênh lệch nhỏ này để thu lợi nhuận. Đổi lại, điều này giúp thị trường cơ sở hoạt động hiệu quả hơn do giá vẫn nằm trong phạm vi tương đối ổn định trên các sàn giao dịch khác nhau. Theo nghĩa này, thị trường hoạt động kém hiệu quả có thể đem lại cơ hội.

Làm thế nào việc này lại xảy ra trong thực tế? Giả sử có sự khác biệt về giá Bitcoin giữa Binance và một sàn giao dịch khác. Nếu một trader kinh doanh chênh lệch giá nhận thấy điều này, họ sẽ muốn mua Bitcoin trên sàn giao dịch có giá thấp hơn và bán Bitcoin trên sàn giao dịch có giá cao hơn. Tất nhiên, thời điểm và tốc độ thực hiện sẽ rất quan trọng. Bitcoin là thị trường tương đối trưởng thành và cơ hội kinh doanh chênh lệch giá giữa các sàn giao dịch thường rất nhỏ.

Kinh doanh chênh lệch funding rate

Một loại hình giao dịch chênh lệch giá phổ biến khác của trader phái sinh tiền mã hóa là kinh doanh chênh lệch funding rate. Đó là khi một trader mua một loại tiền mã hoá và tự bảo vệ mình trước biến động giá của đồng tiền này bằng một hợp đồng tương lai với cùng một loại tiền mã hóa có funding rate thấp hơn chi phí mua tiền mã hoá. Chi phí, trong trường hợp này, nghĩa là mọi khoản phí mà vị thế đó có thể phải chịu. Giả sử bạn sở hữu một số Ethereum. Bây giờ bạn có thể hài lòng với khoản đầu tư đó, nhưng giá của Ethereum sẽ biến động rất mạnh. Vì vậy, bạn quyết định tự bảo vệ mình trước biến động giá bằng cách bán một hợp đồng tương lai (shorting) với giá trị tương tự như khoản đầu tư Ethereum. Giả sử funding rate của hợp đồng đó trả cho bạn 2%. Điều này nghĩa là bạn sẽ nhận được 2% khi sở hữu Ethereum mà không có bất kỳ rủi ro nào về giá, dẫn đến cơ hội kinh doanh chênh lệch giá có lời.

Kinh doanh chênh lệch giá tam giác

Một loại hình giao dịch chênh lệch giá rất phổ biến khác trong thế giới tiền mã hoá là kinh doanh chênh lệch giá tam giác. Loại hình chênh lệch giá này là khi một trader nhận thấy sự khác biệt về giá giữa ba loại tiền mã hóa khác nhau và trao đổi chúng cho nhau theo một loại vòng lặp.

Ý tưởng đằng sau kinh doanh chênh lệch giá tam giác xuất phát từ việc cố gắng tận dụng sự chênh lệch giá giữa các loại tiền tệ (như BTC/ETH). Ví dụ: bạn có thể mua Bitcoin bằng BNB, sau đó mua Ethereum bằng Bitcoin và cuối cùng mua lại BNB bằng Ethereum. Nếu giá trị tương đối giữa Ethereum và Bitcoin không khớp với giá trị của mỗi loại tiền tệ đó với BNB, thì cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ tồn tại.

Rủi ro liên quan đến kinh doanh chênh lệch giá

Mặc dù kinh doanh chênh lệch giá được coi là có rủi ro tương đối thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là rủi ro bằng không. Nếu không có rủi ro, sẽ không có lợi nhuận và kinh doanh chênh lệch giá chênh lệch giá chắc chắn không phải là ngoại lệ. Rủi ro lớn nhất đối với kinh doanh chênh lệch giá là rủi ro thực hiện. Điều này xảy ra khi chênh lệch giá đóng cửa trước khi bạn có thể hoàn tất giao dịch, dẫn đến lợi nhuận bằng không hoặc âm. Điều này có thể là do trượt giá, tốc độ thực hiện chậm, chi phí giao dịch cao bất thường, biến động tăng đột biến… Một rủi ro lớn khác khi tham gia kinh doanh chênh lệch giá là rủi ro thanh khoản. Điều này xảy ra khi không có đủ thanh khoản để bạn vào và thoát khỏi các thị trường mà bạn cần giao dịch để hoàn tất giao dịch chênh lệch giá. Nếu bạn đang giao dịch bằng cách sử dụng công cụ đòn bẩy, như hợp đồng tương lai, bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi gọi ký quỹ nếu giao dịch đi ngược với dự đoán của bạn. Như thường lệ, phương pháp quản lý rủi ro phù hợp rất quan trọng.

Tổng kết

Có thể tận dụng lợi thế của kinh doanh chênh lệch giá là một cơ hội tuyệt vời cho trader tiền mã hoá. Việc giao dịch với tốc độ và số vốn phù hợp khi tham gia vào các loại chiến lược này sẽ giúp bạn sớm thực hiện được các giao dịch có độ rủi ro thấp và mang lại lợi nhuận.

Bạn cũng không nên bỏ qua rủi ro liên quan đến kinh doanh chênh lệch giá. Mặc dù kinh doanh chênh lệch giá có thể ngụ ý “lợi nhuận không có rủi ro” hoặc “lợi nhuận được đảm bảo”, nhưng thực tế mức độ rủi ro của hình thức giao dịch này đủ khiến mọi trader phải đề cao cảnh giác.

Bài viết mới
Tin nổi bật