Hệ sinh thái DeFi trên Solana – Sự lột xác ngoạn mục!

[ad_1]

Chắc hẳn anh em đã không xa lạ gì với DeFi, nhiều người gọi là DeFi là xu hướng, có người thì coi đây là tương lai nhưng không thể phủ nhận rằng DeFi đang phát triển với một tốc độ chóng mặt.

Để theo kịp tốc độ phát triển và xa hơn là tiến tới mass adoption sẽ cần có một hạ tầng đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng lớn của DeFi. Solana là một blockchain mang lại những điều kiện cơ bản đó và trong bài này mình sẽ cùng anh em phân tích tình hình hiện tại của DeFi trên Solana.

Liệu DeFi trên Solana có thực sự tiềm năng? Và DeFi trên Solana đang phát triển đến giai đoạn nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau!

Tổng quan về DeFi
Nhắc lại một chút, DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Với những đột phá về công nghệ (blockchain), DeFi giúp tạo ra một hệ thống tài chính có tính kết hợp và độ minh bạch cao.

DeFi là 1 sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của thị trường (product market fit). Trước đây Crypto chỉ có một use case là tiền tệ, tuy nhiên nếu chỉ là tiền tệ không thì không làm được gì, crypto cần phải có use case và DeFi chính là use case hoàn hảo nhất.

Tình trạng tắc nghẽn và phí gas đắt đỏ là bài toán nhức nhối của Ethereum. Đã có rất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề scaling của Ethereum như layer 2, Ethereum 2.0 và các blockchain layer 1 khác. Nhưng trong khuôn khổ bài này mình sẽ chỉ phân tích về Solana, một trong những blockchain đột phá nhất về mặt công nghệ hiện nay.

Bài viết sẽ áp dụng tư duy hệ thống trong DeFi để giúp anh em hiểu được những mảnh ghép cấu thành nên DeFi và có thể đánh giá hệ sinh thái một cách chính xác.

Các mảnh ghép DeFi trên Solana
Đầu tiên ta sẽ nhìn tổng quan về DeFi trên Solana.

DeFi trên Solana. Nguồn: Solanians
Chỉ trong vài tháng, Solana đã vứt bỏ cái mác “nhiều dự án nhưng không có sản phẩm”, đã có một lượng lớn ra mainnet đặc biệt là ở các nhánh nền tảng của DeFi. Đây là một yếu tố tiên quyết để dòng tiền có thể được giữ lại ở hệ sinh thái và từ đó thúc đẩy cả hệ phát triển.

Ở các phần dưới ta sẽ cùng phân tích các nhánh của DeFi trên Solana, từ đó tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Stablecoin
Stablecoin là cánh cổng của Crypto:

Để tham gia vào Crypto việc đầu tiên anh em cần làm là gì?

⇒ Mua USDT, USDC,… từ các sàn fiat Crypto hoặc từ các bên OTC.

Khi đã mua token chốt lời hoặc cắt lỗ anh em, anh em sẽ swap số token đó sang đâu?

⇒ Stablecoin.

Do đó, stablecoin chính là cánh cổng để người dùng đặt chân vào Crypto, đồng thời là một trong những thước đo hữu ích để đánh giá xem dòng tiền liệu có đang đổ vào hệ sinh thái hay không.

Bùng nổ từ đợt hype Solana hồi tháng 5/2021, lượng stablecoin trong hệ sinh thái bắt đầu tăng mạnh, số USDC và USDT được phát hành trị giá lên hơn 600 triệu đô. Dòng tiền bắt đầu đổ vào hệ sinh thái khiến giá $SOL vượt $54 và các token khác trong hệ cũng pump liên tục

Và trong bài viết về Solana Summer, mình cũng có nhắc đến việc tổng cung stablecoin trên Solana bắt đầu tăng trưởng trở lại sau một thời gian dài đứng im. Hiện tại đã có $1.19 tỷ USDC và $290 triệu USDT được phát hành trên Solana. Thể hiện dòng tiền đang đổ dần sang hệ sinh thái và nhu cầu sử dụng của người dùng cũng tăng cao.

Độ tăng trưởng của $USDT và $USDC trên Solana – Nguồn: Solanians
Một phiên bản giống DAI trên Solana là PAI của Parrot cũng đáng được chú ý. TVL hiện tại của Parrot là hơn $61M với số PAI mint là hơn 20 triệu PAI. Mình sẽ phân tích rõ hơn về Parrot ở phần sau.

DEX
1. AMM

Khi có stablecoin và muốn mua token, ta sẽ đến các sàn DEX hoặc CEX để mua. Và khi chốt lời ta cũng cần lên những sàn giao dịch này để bán. Với DeFi, DEX chính là cội nguồn thanh khoản và là thị trường chung để người dùng có thể giao dịch token.

Có hai model DEX chính là AMM và Order-book, đầu tiên ta cùng điểm qua một số chỉ số khi so sánh Raydium, AMM đứng đầu Solana hiện nay với các AMM của các hệ sinh thái khác.

Raydium với các AMM hàng đầu của các hệ sinh thái khác – Nguồn: Solanians
Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, sàn AMM lớn nhất trên Solana này đã tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ, khối lượng giao dịch chỉ từ vài chục triệu hồi tháng 5 thì hiện tại đã có thể cạnh tranh với các tên tuổi hàng đầu trên thị trường và tăng trưởng mạnh cả về TVL.

Như mình đã nói ở các bài trước, Raydium là một phiên bản kết hợp của model AMM và Orderbook.

Ví dụ: Bên A muốn swap $10,000 USDC sang $RAY, lúc này Raydium sẽ pricing trên cả Ray và orderbook của Serum. Giả sử lệnh swap trên Raydium anh em nhận về $9,800 trị giá RAY, còn nếu fill lệnh trên orderbook của Serum được $9,900 trị giá RAY thì Raydium sẽ chọn thực hiện giao dịch thông qua Orderbook của Serum.

Việc chia sẻ giao dịch này giúp người dùng được một mức giá tốt hơn, nhưng đối với Protocol việc này sẽ khiến thanh khoản bị phân mảnh. Tuy nhiên, nếu như so sánh với số liệu từ volume giao dịch của Serum, anh em có thể thấy là volume của Serum không tăng trưởng nhiều.

Khối lượng giao dịch của Serum từ trước đến nay
Nguyên nhân của này mình nghĩ có thể là do:

Cơ chế pricing của Raydium đã có nhiều cải thiện.
Người dùng Serum chuyển sang sử dụng Raydium.
Vậy còn các AMM khác thì sao?

Mình cũng cập nhật một bảng so sánh các AMM hiện tại trên Solana để anh em có một cái nhìn tổng quan hơn.

So sánh AMM trong hệ Solana
Chỉ trong vài tháng các dự án AMM trong Solana đã hoàn thiện và phát triển rất tích cực:

Xét về AMM dành cho stable assets, Saber đang dẫn trước Mercurial (nguyên nhân chi tiết anh em có thể tham khảo tại đây).
Một AMM khác cũng đáng quan tâm là Orca, khác với Raydium, Orca không build trên Serum, do đó có lợi thế là không bị phân mảnh volume như Raydium hiện tại. Với chương trình liquidity mining, dự án đã boostrap tương đối nhanh và thu hút nhiều người dùng mới.
2. Order-book

Nếu đã đọc bài về thiết kế của Serum, chắc hẳn anh em cũng đã thấy được tầm nhìn và tham vọng to lớn mà Serum đang cố thực hiện. Serum không chỉ là một DEX Order-book thông thường mà còn là một pool chung cho toàn bộ dự án phát triển trên nó.

Với thiết kế nền tảng cho phép sự kết hợp giữa các dự án được phát triển trên Serum (điển hình là case Raydium ở trên), bản thân Serum là người được nhiều lợi ích nhất. Với việc càng ngày càng có nhiều dự án đang phát triển trong hệ sinh thái Serum, nếu thành công hứa hẹn cho sự bùng nổ của Serum trong tương lai.

Tuy nhiên, hiện tại các dự án build trên Serum ngoài Raydium thì vẫn chưa thể hiện được nhiều, và bằng chứng chính là khối lượng giao dịch tăng trưởng không nhiều như ảnh ở trên. Tuy nhiên, với việc hàng loạt dự án đang chuẩn bị ra sản phẩm, tiềm năng tăng trưởng của dự án vẫn rất lớn.

Số lượng dự án built trên Serum
Lending & Borrowing
Vay và cho vay (Lending & Borrowing) là nhu cầu ngàn đời. Khi người dùng có được token, họ sẽ không chỉ muốn ngồi không và hold. Thay vào đó họ sẽ muốn tạo thêm nguồn thu nhập từ tài sản của mình và từ đó nhu cầu vay và cho vay xuất hiện.

Mảng Lending & Borrowing là mảng có nhiều sự thay đổi ngoạn mục nhất trong thời gian qua. Đã có nhiều dự án ra sản phẩm và bắt đầu thu hút người dùng, bên cạnh đó còn có nhiều dự án đã có devnet và khả năng sẽ ra mắt trong thời gian tới.

Nổi bật nhất ở mảng Lending & Borrowing là Parrot, dự án cho phép người dùng deposit tài sản thế chấp để mint ra PAI, một phiên bản tương tự như DAI nhưng ở trên Solana. Giá trị tài sản được thế chấp trên Parrot đã vượt $61M và hơn 20M PAI đã được mint (dự án đã đặt giới hạn cho việc mint PAI, nếu không lượng PAI được phát hành sẽ còn nhiều hơn).

Phía dưới là tỷ lệ sử dụng các loại tài sản khác nhau để mint $PAI, anh em có thể xem chi tiết tại đây.

Tỷ lệ sử dụng các loại tài sản khác nhau để mint $PAI
Ở phía người dùng hiện tại họ có thể tìm kiếm nhiều cơ hội lợi nhuận hơn trên Solana thay vì chỉ hold token. Còn về phía dự án, việc này sẽ giúp tạo ra được một nguồn thanh khoản lớn hơn cho cả hệ sinh thái.

Mình cũng tổng hợp bảng về các dự án Lending trên Solana:

Tuy đã ra mainnet nhưng hiện tại hiệu quả sử dụng vốn của các dự án lending là không cao nguyên nhân là do:

Lãi suất vay và tỷ lệ thế chấp cao ⇒ Người dùng không tận dụng được nhiều từ việc vay tài sản trên các nền tảng này.
Thiếu incentive để boostrap người dùng, sở dĩ Parrot có thể đứng đầu là do dự án tích hợp rất nhanh và có nhiều chương trình incentive, người dùng chỉ cần mint PAI hoặc cung cấp tài sản thế chấp là có thể được nhận PRT khi dự án ra mắt token trong tương lai.
Nhận định:

Ngoài Port Finance, các dự án khác của mảng lending đều chưa ra mắt token, đây là cơ hội để anh em skin in the game, sỡ dĩ Solend có thể thu hút nhiều tài sản đến thế là vì có leak từ team là sẽ có retroactive cho early users của Solend.

Bên cạnh đó, sẽ là dễ hiểu nếu các dự án học hỏi từ sự thành công của PAI và ra mắt các chương trình liquidity mining trong tương lai, do đó anh em nên theo dõi các động thái từ các dự án có mainnet, nếu chương trình liquidity mining đó có thể khiến các chỉ số tăng cho dự án thì đó là một cơ hội tốt để đầu tư.

Derivative
Khi đã có lợi nhuận, chúng ta sẽ tìm kiếm những cơ hội để tăng số lãi lên hơn nữa, do đó thị trường phái sinh (Derivative) ra đời

Derivative là một mảng nhận được nhiều sự quan tâm trong hệ Solana khi các nhánh như: options, margin trading, prediction, index,.. đều đã có dự án đứng tên. Tuy nhiên hầu hết vẫn ở trong giai đoạn chưa ra sản phẩm. Protocol duy nhất ra mắt sản phẩm hiện nay là Mango Markets, một dự án về mảng margin trading với volume/24h tăng đều đặn vào khoảng gần 5 triệu đô.

Mango Market là dự án có tốc độ phát triển rất nhanh trên Solana. Dành cho anh em chưa biết, bản chất của việc sử dụng đòn bẩy để chơi margin là anh em vay tài sản từ sàn để có vị thế lớn hơn. Đó là lý do lending là mảnh ghép nền tảng, vì khi các lending platform có tài sản thì có thể cho các mảnh ghép như Derivative vay ⇒ Hỗ trợ đòn bẩy.

Tuy nhiên, vì trước đó các dự án lending build quá chậm, Mango Market đã tự phát triển tính năng lending cho bản thân để người dùng có thể cho vay tài sản trên chính Mango và mượn tài sản để chơi margin.

Như dữ liệu từ Mango, có sự biến động về số lượng tài sản cho vay, nhưng số lượng tài sản vay lại tăng rất đều ⇒ Điều này thể hiện nhu cầu sử dụng đòn bẩy đang ngày càng tăng.

Các mảnh ghép khác dù chưa ra mainnet nhưng đáng chú ý trên Solana bao gồm:

Synthetic Assets: Synthetify (Devnet).
Index: Symmetry (Devnet).
Perpetual: Drift Protocol (-).
Options: PsyOptions (-), Zeta Markets (Devnet).
Aggregator & Asset Management
Đây là mảnh ghép thuộc tầng cao nhất của DeFi, mục đích của Aggregator là giúp người dùng có thể tổng hợp được toàn bộ lợi ích của nhiều protocol ở các lớp dưới trên một dapps, và mục đích của Asset management giúp người dùng quản lý được mọi tài sản và vị thế của mình ở trên một giao diện duy nhất hoặc ủy thác tài sản cho mình để một bên khác quản lý.

1. Aggregator

Aggregator có hai loại chính là Dex Aggregator (Coin98 Exchange, 1Inch) và Yield Aggregator (Yearn). Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại trên Solana mới chỉ có Yield Aggregator.

Bảng thống kê các dự án yield aggregator trên Solana:

Như anh em có thể thấy, Solfarm đang độc chiếm mảng yield aggregator trên Solana và bỏ xa các dự án khác.

Bản thân mình đánh giá Solfarm là một dự án rất tích cực, những cơ hội tạo yield mới luôn được dự án tích hợp rất nhanh. Lợi thế của Solfarm là dự án tự động compound yield cho người dùng, giúp người dùng khi farm trên Solfarm có thể deposit LP token vào là xong.

Bên cạnh đó dự án cũng có incentive TULIP cho những ai farm trên Solfarm, do đó nếu anh em muốn đi farm trên Solana, sử dụng Solfarm là lựa chọn hàng đầu.

2. Asset Management

Dự án về Asset Management nổi bật nhất trên Solana là Solrise Finance, các devnet campaign trước của Solrise là khá thành công và thu hút người dùng. Tuy nhiên dự án vẫn chưa ra mainnet ở thời điểm hiện tại.

Others
Ngoài các nhánh chính trên, ta còn rất nhiều mảnh ghép khác với công năng khác nhau trên Solana. Một vài ví dụ tiêu biểu:

Oracle: Pyth Network, Switchboard.
Unlock Liquidity: Marinade Finance.
Gamified: DeFi Land.
Launchpad: AcceleRaytor, Solanium (Solstarter dạo gần đây cũng đã update code, liệu sẽ có bất ngờ từ dự án trong thời gian tới?).
Dự phóng
Khác với đợt hype hồi tháng 5, lần này Solana đã có những sản phẩm thực sự trong hệ sinh thái, các mảnh ghép nền tảng giờ đều đã ra mainnet, do đó mình nghĩ đợt tăng trưởng lần này sẽ diễn ra lâu hơn do dòng tiền hiện tại đã có thể được giữ lại trong hệ.

Sẽ có nhiều dự án ra mắt sản phẩm trong thời gian tới và một vài mảng mà mình nghĩ sẽ được đặc biệt quan tâm:

AMM
Mảng AMM tuy hiện tại được thống trị bởi Raydium nhưng không có nghĩa là sẽ không có chỗ cho dự án khác (tương tự như Orca hiện tại), mảng AMM có nhiều model khác nhau và có nhiều ưu điểm riêng, ví dụ như:

Luna Network – một AMM không build trên Serum và hoàn toàn permissionless.
Cyclos – AMM có khả năng tập trung thanh khoản (Concentraded liquidity).
Lending
Lending là một mảnh ghép quan trọng của DeFi nhưng hiện tại vẫn chưa nhận được nhiều sự chú ý và mình không nghĩ các dự án có sản phẩm sẽ bỏ lỡ nhịp tăng trưởng này của Solana để boostrap dự án của mình.

Derivative
Derivative là một mảng tất yếu tuy nhiên các dự án hầu hết chưa ra mainnet, một lưu ý là các dự án hàng đầu đều đã có devnet và khả năng cao sẽ ra mainnet trong thời gian tới.

Others
Các mảnh ghép khác cũng nên được quan tâm trên Solana, tuy không thuộc những nhánh chính trên nhưng có tiềm năng lợi nhuận rất cao (rủi ro cũng cao). Có khá nhiều dự án thuộc phân khúc này và thường có vốn hóa thấp nên một chiến thuật hay là rải ít vốn cho các dự án kiểu này.

Lời kết
Từ số liệu thực tế mình hy vọng đã cung cấp cho anh em một góc nhìn về DeFi trên Solana. DeFi trên Solana đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong thời gian ngắn, và với việc hàng loạt dự án chuẩn bị ra mắt trong thời gian tới hứa hẹn sẽ nối tiếp cho sự bùng nổ của Solana.

Các mảnh ghép nền tảng của DeFi đã ra mainnet và sẽ có nhiều dự án ở các layer cao hơn ra mắt sản phẩm trong thời gian tới. Khác với đợt hype trước, lần này người dùng có thể làm nhiều thứ trên Solana và dòng tiền khó rời khỏi hệ hơn.

Đừng quên theo dõi thường xuyên chuyên mục Hệ sinh thái Solana để được cập nhật nhanh nhất mọi thông tin, sự kiện nổi bật của hệ Solana cùng với các nhận định của tác giả để cung cấp cho anh em cái nhìn khách quan nhất về hệ sinh thái!

Disclaimer: Tất cả những thông tin trong bài chỉ nhằm phục vụ mục đích thông tin và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một mảng đầu tư rất mạo hiểm và chúng ta chỉ nên tham gia với số vốn có thể mất.
[ad_2]

Bài viết mới
Tin nổi bật