Giao dịch Tiền mã hoá

Giao dịch là gì?

Giao dịch là một khái niệm kinh tế cơ bản bao hàm việc mua và bán tài sản. Các tài sản có thể là các hàng hóa và dịch vụ, trong đó người mua trả tiền cho người bán. Trong các trường hợp khác, giao dịch có thể bao hàm việc trao đổi các hàng hóa và dịch vụ giữa các bên giao dịch. Trong bối cảnh của thị trường tài chính, tài sản được giao dịch được gọi là công cụ tài chính . Đây có thể là cổ phiếu, trái phiếu, các cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối, quyền chọn , hợp đồng tương lai , sản phẩm ký quỹ , tiền mã hoá , và nhiều loại tài sản khác.

Thuật ngữ giao dịch thường được sử dụng để chỉ giao dịch ngắn hạn, trong đó các trader chủ động vào và thoát các vị thế trong các khung thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, đây là một giả định hơi sai lệch. Trên thực tế, giao dịch có thể liên quan tới một loạt các chiến lược khác nhau, chẳng hạn như giao dịch trong ngày, giao dịch swing, giao dịch theo xu hướng và nhiều chiến lược khác. Nhưng đừng lo lắng, chúng ta sẽ tìm hiểu mỗi loại với thông tin chi tiết hơn trong bài viết.

Đầu tư là gì?

Đầu tư là việc phân bổ các nguồn lực (như vốn) với kỳ vọng tạo ra lợi nhuận. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng tiền để tài trợ và khởi sự một doanh nghiệp hoặc mua đất với mục tiêu bán lại sau đó với giá cao hơn. Trong các thị trường tài chính, điều này thường bao hàm việc đầu tư vào các công cụ tài chính với hy vọng bán chúng sau này với giá cao hơn. Kỳ vọng về lợi nhuận là điều cốt lõi của khái niệm đầu tư (còn được gọi là ROI). Trái ngược với giao dịch, đầu tư thường hướng tới tới việc tích lũy tài sản trong dài hạn hơn. Mục tiêu của một nhà đầu tư là xây dựng sự giàu có trong một khoảng thời gian dài (nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ). Có rất nhiều cách để làm điều đó, nhưng các nhà đầu tư thường sẽ sử dụng các yếu tố nền tảng để tìm các cơ hội đầu tư tốt có tiềm năng. Do tính chất dài hạn của phương pháp của mình, các nhà đầu tư thường không quan tâm đến các biến động giá ngắn hạn. Như vậy, họ thường sẽ tương đối thụ động và không lo lắng quá nhiều về những tổn thất ngắn hạn.

Giao dịch vs. đầu tư – đâu là sự khác biệt ?

Cả trader và nhà đầu tư đều tìm cách tạo ra lợi nhuận trong các thị trường tài chính. Tuy nhiên, phương pháp của họ để đạt được mục tiêu này là khá khác nhau. Nhìn chung, các nhà đầu tư tìm cách tạo ra lợi nhuận trong một khoảng thời gian dài hơn – trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ. Vì các nhà đầu tư có một thời hạn đầu tư lớn hơn nên lợi nhuận nhắm tới của họ cho mỗi khoản đầu tư cũng có xu hướng lớn hơn. Trong khi đó, các trader lại tìm kiếm cơ hội khi cố gắng tận dụng sự biến động của thị trường. Họ vào và thoát các vị thế thường xuyên hơn và có thể thu về lợi nhuận nhỏ với mỗi giao dịch (vì họ thường tham gia nhiều giao dịch).

Vậy lựa chọn nào mới tốt hơn? Cái nào phù hợp hơn với bạn? Đó là do bạn quyết định. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu về thị trường, và sau đó học qua thực hành. Theo thời gian, bạn sẽ có thể xác định cái nào phù hợp hơn với mục tiêu tài chính, tính cách và tiểu sử giao dịch của mình.

Phân tích cơ bản (FA) là gì?

Phân tích cơ bản là một phương pháp để đánh giá việc định giá một tài sản tài chính. Một nhà phân tích cơ bản sẽ nghiên cứu cả các yếu tố kinh tế và tài chính để xác định xem giá trị của một tài sản có được định giá đúng hay không. Chúng có thể bao gồm các hoàn cảnh kinh tế vĩ mô như tình trạng của nền kinh tế, các điều kiện ngành hoặc doanh nghiệp được liên quan đến tài sản (nếu có). Và những điều này thường được theo dõi thông qua các chỉ báo nhanh và chỉ báo chậm trong kinh tế vĩ mô.

Một khi phân tích cơ bản hoàn tất, các nhà phân tích sẽ xác định xem tài sản đang bị định giá thấp hoặc định giá cao. Các nhà đầu tư có thể sử dụng kết luận này khi đưa ra các quyết định đầu tư. Đối với tiền mã hoá, phân tích cơ bản có thể còn bao hàm cả mảng khoa học dữ liệu liên quan đến những dữ liệu blockchain công khai được gọi là số liệu trên chuỗi (on-chain metrics). Những số liệu này có thể bao gồm tỷ lệ băm (hash rate) của mạng lưới, top các holder, số lượng địa chỉ, các phân tích giao dịch, và nhiều hơn nữa. Sử dụng sự phong phú của những dữ liệu blockchain công khai có sẵn, các phân tích có thể tạo ra những chỉ số kỹ thuật phức tạp có thể đo lường nhiều khía cạnh của “độ khoẻ” tổng thể của mạng lưới. Trong khi phân tích cơ bản được áp dụng và sử dụng rộng rãi trong thị trường chứng khoán hoặc Forex, nó lại không quá hữu dụng trong thị trường tiền mã hoá với trạng thái hiện tại. Loại tài sản này quá mới mẻ và cơ bản vẫn chưa được chuẩn hoá, chưa toàn diện để xác định định giá thị trường. Quan trọng hơn nữa, hầu hết thị trường tiền mã hóa được thúc đẩy bởi các nhà đầu cơ cùng sức lan tỏa. Chính vì vậy, các chỉ số phân tích cơ bản sẽ chỉ có thể tạo ra những ảnh hưởng không đáng kể trên giá của tiền mã hoá. Tuy nhiên, sẽ sớm tồn tại những cách chính xác hơn để suy nghĩ về định giá tiền mã hoá có khi thị trường này trưởng thành hơn.

Phân tích kỹ thuật (TA) là gì?

Các nhà phân tích kỹ thuật làm việc với một cách tiếp cận khác. Ý tưởng cốt lõi đằng sau phân tích kỹ thuật là hành động giá trong lịch sử có thể chỉ ra cách thị trường có khả năng diễn biến trong tương lai. Các nhà phân tích kỹ thuật không cố gắng tìm ra giá trị nội tại của một tài sản. Thay vào đó, họ nhìn vào hoạt động giao dịch trong lịch sử và cố gắng xác định các cơ hội dựa trên điều đó. Điều này có thể bao gồm phân tích hành động giá và khối lượng giao dịch, mô hình biểu đồ, việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật, và nhiều công cụ biểu đồ khác. Mục tiêu của phân tích này là đánh giá điểm mạnh hay điểm yếu của một thị trường nhất định. Như đã nói, phân tích kỹ thuật không chỉ là một công cụ để dự đoán khả năng xảy ra các biến động giá trong tương lai. Nó cũng có thể là một khung đánh giá hữu ích để quản lý rủi ro. Vì phân tích kỹ thuật cung cấp một mô hình để phân tích cấu trúc thị trường, nó giúp cho việc quản lý các giao dịch được định rõ hơn và có thể đo được. Trong bối cảnh này, việc đo lường rủi ro là bước đầu tiên để quản lý nó. Đây là lý do tại sao một số nhà phân tích kỹ thuật có thể không được coi là các trader khó tính. Họ có thể sử dụng phân tích kỹ thuật hoàn toàn như một khung quản lý rủi ro. Việc thực hành phân tích kỹ thuật có thể được áp dụng cho bất kỳ thị trường tài chính nào, và nó được sử dụng rộng rãi bởi các trader tiền mã hoá. Nhưng phân tích kỹ thuật có hiệu quả không? Như chúng tôi đã đề cập trước đó, việc giá trị của các thị trường tiền mã hóa chủ yếu được thúc đẩy bởi hoạt động đầu cơ. Điều này làm cho việc phân tích kỹ thuật trở thành một sân chơi lý tưởng cho các nhà phân tích, vì họ có thể kiếm nhiều lợi nhuận chỉ bằng cách xem xét các yếu tố kỹ thuật.

Phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật – cái nào tốt hơn?

Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược giao dịch của bạn. Trên thực tế, tại sao không sử dụng cả hai? Hầu hết các phương pháp phân tích thị trường hoạt động tốt nhất khi chúng được kết hợp với các phương pháp hoặc các chỉ báo khác. Bằng cách này, việc tìm ra các cơ hội đầu tư đáng tin cậy hơn sẽ có xác xuất cao hơn. Việc kết hợp các chiến lược giao dịch khác nhau cũng có thể giúp loại bỏ những thành kiến khỏi quá trình ra quyết định của bạn. Khái niệm này đôi khi được gọi là hợp lưu. Các trader sử dụng hợp lưu kết hợp nhiều chiến lược thành một nhằm khai thác các ích lợi của tất cả chúng. Ý tưởng là các cơ hội giao dịch được rút ra từ các chiến lược kết hợp có thể tốt hơn các cơ hội được rút ra từ chỉ một chiến lược.

Điều gì thúc đẩy các thị trường tài chính?

Giá của một tài sản được xác định đơn giản bởi sự cân bằng của cung và cầu. Nói cách khác, nó được quyết định bởi người mua và người bán. Thị trường là nơi cung đáp ứng cầu. Nhưng có những gì khác có thể thúc đẩy giá trị của một tài sản tài chính? Như đã đề cập ở phần trên, các yếu tố nền tảng, như tình trạng của nền kinh tế đều có thể là yếu tố thúc đẩy giá trị của tài sản tài chính. Bên cạnh đó, còn có thể có những yếu tố kỹ thuật như vốn hoá thị trường của tiền mã hoá. Ngoài ra, còn có những yếu tố khác có thể cân nhắc, như tâm lý thị trường hoặc các tin tức mới.

Tuy nhiên, đây chỉ là những yếu tố cần cân nhắc. Điều thực sự quyết định giá của một tài sản trong một thời điểm nhất định chỉ đơn giản là cán cân giữa cung và cầu.

Xu hướng thị trường là gì?

Xu hướng thị trường là kim chỉ nam thể hiện hướng đi của giá của một loại tài sản. Trong những phân tích kỹ thuật, xu hướng thị trường thường được xác định bởi hành vi giá,  đường xu hướng, hoặc thậm chí là các đường trung bình động chính. Nói chung, có hai loại xu hướng thị trường chính là: thị trường tăng giá (bull market) và thị trường giảm giá (bear market). Một thị trường tăng giá bao gồm một xu hướng tăng bền vững, trong đó giá liên tục tăng. Một thị trường giảm giá bao gồm một xu hướng giảm bền vững, trong đó giá liên tục đi xuống. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xác định các thị trường “đi ngang”, nơi không có xu hướng rõ ràng.

Bitcoin price chart since creation

Bitcoin đã ở trong một thị trường tăng giá trong suốt thời gian kể từ lúc tồn tại trên thị trường.

Điều đáng chú ý là một xu hướng thị trường không có nghĩa là giá  luôn  đi theo một hướng. Một thị trường tăng kéo dài sẽ có chứa các khoảng ngắn có xu hướng giảm giá, và ngược lại. Đây chỉ đơn giản là bản chất của các xu hướng thị trường. Nó là vấn đề về phối cảnh vì tất cả phụ thuộc vào khung thời gian bạn đang nhìn vào. Xu hướng thị trường trên các khung thời gian dài hơn sẽ luôn có ý nghĩa hơn so với xu hướng thị trường trên các khung thời gian ngắn hơn.

Một điều đặc biệt về các xu hướng thị trường là chúng chỉ có thể được xác định với sự chắc chắn tuyệt đối khi ta nhận thức muộn về chúng. Bạn có thể đã nghe về khái niệm thiên lệch nhận thức muộn, trong đó đề cập đến một hiện tượng tâm lí khi người ta đánh giá quá cao khả năng dự đoán của mình về một sự kiện trước khi nó thực xảy ra. Như bạn tưởng tượng, thiên lệch nhận thức muộn có thể có tác động đáng kể đến quá trình xác định các xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định giao dịch.

Chu kỳ thị trường là gì?

Có thể bạn đã từng nghe cụm từ “thị trường chuyển động theo chu kỳ”. Một chu kỳ là một mô hình hoặc xu hướng xuất hiện ở những thời điểm khác nhau. Thông thường, các chu kỳ thị trường trên các khung thời gian dài hơn sẽ đáng tin cậy hơn các chu kỳ thị trường trên các khung thời gian ngắn hơn. Mặc dù vậy, rốt cuộc bạn cũng có thể tìm thấy các chu kỳ thị trường nhỏ trên một biểu đồ theo giờ giống như bạn có thể tìm thấy trên biểu đồ dữ liệu theo thập kỷ.

Thị trường có tính chu kỳ thuộc về bản chất. Các chu kỳ có thể dẫn đến kết quả là có các loại tài sản nhất định vượt trội so với các loại tài sản khác. Trong các phân khúc khác của cùng một chu kỳ thị trường, các loại tài sản giống nhau có thể hoạt động kém hơn các loại tài sản khác do các điều kiện thị trường khác nhau.

Điều đáng chú ý là trong bất kỳ thời điểm nào, hầu như không thể xác định được chúng ta hiện đang ở đâu trong một chu kỳ thị trường. Phân tích này có thể được thực hiện với độ chính xác cao chỉ sau khi một phần của chu kỳ đã kết thúc. Các chu kỳ thị trường cũng hiếm khi có điểm đầu và điểm cuối cụ thể. Hóa ra, việc ở trong thời điểm hiện tại là một quan điểm thiên lệch đặc biệt trong các thị trường tài chính.

Bài viết mới
Tin nổi bật