DeFi 2.0 là gì? Chuẩn bị gì cho xu hướng khổng lồ tiếp theo?

Defi một cái tên không còn quá xa lạ với ae giới crypto, Nhưng hôm nay kenhbit.com sẽ giới thiệu đến các bạn cuộc cách mạng của Defi 2.0.

DeFi 2.0 là gì?

Decentralized Finance (hay DeFi) là nền tài chính phi tập trung (tài chính mở), nhờ tận dụng sức mạnh của blockchain, DeFi đã giúp mọi người có thể truy cập và sử dụng các ứng dụng tài chính ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào mà không phải chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả.

Về định nghĩa chính xác của DeFi 2.0 thì đây vẫn còn đang là ẩn số. Ở thời điểm hiện tại, có thể hiểu đơn giản DeFi 2.0 chính là Nền tài chính phi tập trung thế hệ thứ 2 (Phiên bản nâng cấp hơn của DeFi thế hệ thứ nhất).

Điểm yếu của DeFi 1.0

Khả năng mở rộng (Scalability)

  • Phí gas đắt đỏ là trở ngại lớn nhất đối với người dùng có khối lượng giao dịch nhỏ.
  • Tốc độ giao dịch vẫn còn khá chậm ảnh hưởng đến những trải nghiệm của người dùng.

Thanh khoản (Liquidity)

  • Đối với nền tảng DeFi nói riêng, và thị trường giao dịch nói chung, thanh khoản chính là yếu tố quan trọng nhất. Đối với phiên bản DeFi đời đầu, lượng thanh khoản nhìn chung còn yếu và thấp, chưa thực sự được tối ưu hóa một các triệt để.

Tính tập trung (Centralization)

  • Nhiều dự án DeFi ở thời điểm hiện tại vẫn bị phụ thuộc vào quyền lực của 1 bộ phận nhỏ các tay lớn nào đó. Chính vì vậy, có thể nói tính tài chính phi tập trung ở phiên bản đầu này chưa thực sự được triển khai một cách triệt để hoàn toàn và vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của người dùng.

Tính an toàn, bảo mật

  • Bảo mật là vấn đề mà người dùng luôn đưa lên hàng đầu khi lựa chọn bất cứ một nền tảng nào để đầu tư . Tuy nhiên, tính bảo mật của nền tảng DeFi vẫn chưa thực sự được hoàn hảo 100 %. DeFi là một thị trường màu mỡ song song với đó chắc chắn sẽ đi kèm theo nhiều rủi ro. Thời gian vừa qua, chúng ta đã chứng kiến khá nhiều dự án DeFi bị hack bởi những lỗi liên quan đến khả năng của nhà phát triển, lỗi lập trình, lỗi logic nghiệp vụ và bên thứ ba,…
  • Bên cạnh đó, mặc dù DeFi phụ thuộc rất nhiều vào Oracle, tuy nhiên nhiều dự án vẫn không hiểu rõ và xem nhẹ việc lựa chọn Oracle để tích hợp. Kết quả là dự án phải chịu nhiều thiệt hại từ các vụ hacker tấn công liên quan.

Hiệu quả sử dụng vốn (Capital Efficiency)

  • Cùng với sự phát triển vượt bậc của mình, thị trường DeFi đã thu hút cho mình số vốn đầu tư khổng lồ và bên cạnh đó với công nghệ đột phá – DeFi có đóng góp không nhỏ trong việc hỗ trợ người dùng sử dụng nguồn vốn của mình một cách hiệu quả. Như đã nói thị trường DeFi vô cùng tiềm năng, rộng lớn và chúng ta vẫn chưa thể khám phá hết toàn bộ những tiềm năng mà nó có thể mang lại trong tương lai. Điều này đồng nghĩa với việc, nhiều dòng tài sản vẫn chưa được khai thác tối đa khiến cho việc khai thác tiềm năng của nền tảng DeFi vẫn còn bị hạn chế.

Tính năng mới khi nâng cấp lên DeFi 2.0

Dĩ nhiên khi phiên bản nâng cấp DeFi ra đời sẽ mang trong mình mục tiêu cốt lõi chính là khắc phục những hạn chế còn tồn đọng ở phiên bản cũ. Vậy DeFi 2.0 này sẽ mang đến những giải pháp gì?

Khả năng mở rộng

Ethereum là blockchain được lập trình đầu tiên có ngôn ngữ hoàn chỉnh Turing có chức năng của hợp đồng thông minh tuy nhiên chi phí giao dịch của Ethereum lại vô cũng đắt đỏ. Điều này tạo nên rào cản vô cùng lớn để đưa tất cả phân khúc người dùng có thể sử dụng Ethereum. Có thể nói Ethereum chỉ phù hợp với những nhà đầu tư lớn, còn người dùng nhỏ lẻ thường đổ dồn dòng tiền của mình về những hệ sinh thái có phí gas rẻ hơn như BSC, Fantom, Polygon và Solana…

Tính thanh khoản – Yield

Để giải quyết vấn đề thanh khoản, hay nói một cách khác là thu hút người dùng và dòng tiền mới tới DeFi, phương pháp đơn giản nhất là giúp họ có được lợi nhuận (yield). Những dự án x10 x100, những bãi farm với APY lên đến hàng chục nghìn, những airdrop khủng trị giá hàng nghìn cho tới chục nghìn đô, tất cả đều góp phần onboard người dùng mới và tạo nguồn thanh khoản cho thị trường.

Tính tập trung – DAO

Phần lớn người dùng tin tưởng và lựa chọn đến với DeFi chính bởi vì tính phi tập trung của nó – nền tảng không chịu bất kỳ sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả. Tuy nhiên vẫn có những dự án nằm trong DeFi bị kiểm soát bởi 1 bộ phận nhỏ mà chúng ta gọi theo cách dễ hiểu nhất là bên thứ 3. Điều này đã vô tình “giết chết” niềm tin của người dùng đối với DeFi, bởi rõ ràng điều khiến DeFi thu hút người dùng chính là sự tự do và không bị kiểm soát với bên thứ ba, nhưng trên thực tế điều này vẫn chưa thực sự được thực hiện một cách triệt để.

Để chấm dứt hiện trạng này, thu hút người dùng quay trở lại với DeFi, các dự án sau này được “đo ni đóng giày” trên nền tảng này phải đặt tính phi tập trung lên hàng đầu. Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), nơi bất kỳ ai cũng sẽ có quyền biểu quyết cho sự phát triển chung, cũng đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Hiệu quả sử dụng vốn

Tính đến thời điểm mình viết bài, tổng giá trị tài sản khóa của DeFi đã đạt mức 253 tỷ USD và vẫn đang có xu hướng tiếp tục tăng

uy nhiên vấn đề lớn hiện tại của các nền tảng DeFi là hầu hết số tài sản đó đều chỉ nằm yên và không được tận dụng ví dụ như:

  • AMM: Cho dù AMM được coi như là cội nguồn thanh khoản của DeFi và thu hút rất nhiều TVL, nhưng hầu hết số tài sản được đưa vào đây không được tận dụng. Điều này đến từ thiết kế của AMM khiến thanh khoản không được tập dụng cao.
  • Lending: Tỷ lệ người cho vay nhiều hơn người vay khiến cho tỷ lệ tối ưu tài sản cho vay (Utilization ratio) ở mức thấp.
  • Aggregator: Người dùng sau khi gửi tài sản vào các Aggregator sẽ nhận lại Agtoken thì số token đó không thể sử dụng để làm việc khác nữa.
  • Và còn rất nhiều yếu tố khác khiến tài sản không được tối ưu: như model farming hiện tại, tài sản không được cho vào những pool tối ưu,…

Từ những hạn chế này, các dự án DeFi 2.0 đã bắt đầu phát triển sản phẩm phù hợp. Và đã có những cái tên đầu tiên đã thành công như Olympus Dao(OHM) hay Abracadabra (SPELL),… từ đó từng bước khởi động con sóng tiếp theo, con sóng đó là Capital Efficiency.

Đánh giá về tiềm năng của DeFi 2.0

Có thể nói nếu DeFi 2.0 làm được những điều kể trên thì quả thực DeFi phiên bản nâng cấp này chắc chắn sẽ làm nên được điều lớn lao hơn so với phiên bản trước đó của chính nó tạo ra 1 thị trường Crypto Currency hoàn toàn mới.

Tính phi tập trung chính là sức hút quan trọng nhất của DeFi, việc thực hiện “tôn chỉ” như đã hứa kể từ khi ra mắt sẽ giúp người dùng có thêm niềm tin hơn đối với thì trường màu mỡ này.

Bên cạnh đó tính thanh khoản được coi là “cội nguồn” của thị trường DeFi nếu có thể được cải thiện giống như những gì mà chúng ta đang đề cập đến DeFi 2.0 thì đó sẽ là bệ phóng giúp nền tảng tăng trưởng vượt bậc.

Nếu đem lượng TVL đang bị khóa khoá trên các hệ sinh thái DeFi ra để tận dụng thì vốn hoá của các sản phẩm nhóm này có thể sẽ chứng kiến mức tăng thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Bên cạnh những ưu điểm này, vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm như stablecoin và bonding DAO hiện tại vẫn chỉ là ”hữu danh vô thực” vì chưa có điều gì có thể đảm bảo được chúng sẽ phát triển và bùng nổ trong tương lai. Bởi, stablecoin hiện bị thống trị quá rõ ràng bởi Tether và vẫn chưa có nhiều chuyển biến quá lớn trong tư duy nắm giữ stablecoin của đa số người dùng.

Bonding DAO thì là mô hình có tính cách tân, dùng lý thuyết trò chơi để quản lý hệ thống và đảm bảo mọi người hướng đến trường hợp win-win cho tất cả. Tuy nhiên, lượng token nắm giữ của các cá nhân và tổ chức tham gia thì không quá rõ ràng, vì vậy rủi ro dump token và thao túng hệ thống xảy ra là rất lớn.

Bởi vậy để trả lời cho câu hỏi DeFi 2.0 liệu có tốt hơn DeFi 1.0 thì chúng ta cần thêm thời gian để chứng minh tất cả. Có trải nghiệm, có tích lũy thì mới có thể đánh giá một cách trực quan nhất. Thực tế khi DeFi mới ra mắt, người ta cũng đã từng cho rằng nó hoàn hảo và không có khuyết điểm. Tuy nhiên khi đi vào trải nghiệm, thì người ta mới tìm ra được những điểm thiếu sót còn tồn tại trong nó. Và đó chính là lý do mà tất cả chúng ta đang mong mỏi và chờ đợi một DeFi 2.0 ra đời.

Chuẩn bị gì cho DeFi 2.0 với con sóng khổng lồ sắp tới?

Tìm kiếm những dự án đi đầu giúp cải thiện tính Capital Efficiency

Như đã nói ở trên, mỗi một model sẽ có cách tối ưu tài sản khác nhau, mình sẽ tổng hợp về các tên tuổi nổi bật hiện tại và cách mà chúng giúp tối ưu tính Capital Efficiency:

  • Uniswap v3 (UNI): AMM đầu tiên tạo ra model giúp tập trung thanh khoản, từ đó có thể tối ưu hiệu quả của việc cung cấp thanh khoản lên rất nhiều lần
  • Olympus DAO (OHM): Có cơ chế swap LP token để lấy trái phiếu (Bond), giảm tình trạng farm xả và tạo ra một nguồn thanh khoản bền vững
  • Abracadabra (SPELL): Chấp nhận các yield token làm tài sản thế chấp để vay stablecoin MIM, mở ra một thị trường lending mới.
  • Tokemak (TOKE): Giảm Impermanent loss do protocol hoạt động như một market maker và điều hướng thanh khoản
  • Curve (CRV) + Convex (CVX): Áp dụng Incentive + game theory để việc quản trị trong protocol diễn ra một cách tích cực và nguồn thanh khoản khổng lồ của Curve được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
  • Popsicle Finance (ICE): Giúp người dùng quản lý thanh khoản hiệu quả.
  • Và còn rất nhiều model khác đang được triển khai.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản của Defi 2.0 . Hy vọng các bạn thấy bài viết hữu ích và cùng nhau chia sẽ về Defi 2.0 dưới comment. Chúc các bạn thành công.

Đừng quên đăng ký và tham gia các nhóm channel của Kenhbit dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng.

Telegram chém gió: https://t.me/kenhbit

Kênh chanel insight https://t.me/kenhbit_news

Cùng thảo luận tại Cộng Đồng Đầu Tư Crypto Việt Nam ฿

Fanpage cập nhật tin nhanh Cộng Đồng Crypto Việt Nam฿

Bài viết mới
Tin nổi bật