Coin nền tảng là gì? Có nên đầu tư dài hạn vào coin nền tảng.

Coin nền tảng là gì?Những Coin nền tảng nào có thể phát triễn mạnh năm 2022, các bạn hãy cùng kenhbit.com phân tích qua bài viết bên dưới nhé.

Coin nền tảng là gì?

Khi tham gia thị trường crypto, có những thuật ngữ mà mọi người thường hay nhầm lẫn khái niệm của nó với nhau, tiêu biểu nhất là token và coin.

Coin là một loại tiền mã hóa được phát hành dựa trên một nền tảng blockchain riêng biệt và hoạt động độc lập với nhau. Coin được phát hành với mục đích chính là giải quyết các vấn đề liên quan tới thanh toán, bảo mật, phát triển ứng dụng… của chính blockchain đó. Mỗi blockchain sẽ có 1 đồng coin chủ đạo duy nhất. Ví dụ: Bitcoin Network có đồng coin BTC, Ethereum có đồng coin ETH, Binance Smart Chain có đồng coin BNB… Đây là định nghĩa ngắn gọn nhất về coin nền tảng mà mọi người thường hay nhắc tới.

Token là một loại tài sản kỹ thuật số được phát hành và hoạt động trên một nền tảng blockchain của các dự án có sẵn mà không sở hữu một blockchain của riêng nó. Token thể hiện chức năng của tài sản kỹ thuật số, đại diện cho phần vốn của dự án, cho phép truy cập vào chức năng của dự án và nhiều hơn thế nữa. Token được chia thành nhiều loại như token tiện ích, token giao dịch, token không thể thay thế (NFT), token quản trị.

Các loại tiền điện tử phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Tổng quan hệ sinh thái của các coin nền tảng phát triển mạnh trong năm 2021

inance Smart Chain

2021 là một năm đặc biệt của BSC.

Vào thời điểm đầu năm 2021, nền tảng này có 350,000 giao dịch mỗi ngày, 50,000 người dùng hoạt động hàng ngày và khoảng 200 Dapps được xây dựng. Cho đến nay, hệ sinh thái đã sở hữu hơn 1,150 Dapps, hơn 7 triệu (ATH 16.26 triệu) giao dịch và 1.3 triệu (ATH 2.27 triệu) người dùng mỗi ngày, trở thành một trong những nền tảng blockchain lớn nhất trên thế giới.

Mảnh ghép DeFi trên BSC được mở rộng thêm rất nhiều, dù là Dex, giao thức Lending hay là Yield Aggregator, giờ người dùng có thêm vô vàn lựa chọn. Các giao thức DeFi mới mẻ như MCDEX dành cho giao dịch phái sinh, Qubit cho việc vay xuyên chuỗi (cross-chain), Alpaca Finance để nâng cao năng suất đòn bẩy yield farming hay Tranchess để tối ưu hóa lợi nhuận, đã được ra mắt để liên tục tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn và cải thiện tính thanh khoản của mạng lưới.

NFT, GameFi và Metaverse đang dần định hình trên BSC. Các giao dịch liên quan đến GameFi góp 50% vào tổng số lượng giao dịch, thu hút được nhiều người chơi bởi chi phí rẻ và tốc độ giao dịch được hoàn thành nhanh chóng. Bộ sưu tập NFT Pancake Squad có khối lượng giao dịch lên tới 40 triệu đô. Các dự án như MOBOX, BinaryX, Alien Worlds cũng đang phát triển lên Metaverse của họ, rất đáng trông chờ trong những năm tới.

Mạng lưới BSC được cải thiện sau 11 bản cập nhật lớn, từ v1.0.4 lên v1.1.7, trong đó đáng chú ý là bản cập nhật liên quan tới việc tích hợp BEP-95, một cơ chế đốt BNB giúp cho tokenomics của BNB càng sôi động hơn.

Quỹ BSC Accelerator trị giá 1 tỷ đô và Chương trình Most Valuable Builder (MVB) cũng đã hỗ trợ phát triển hệ sinh thái BSC.

Hiện tại TVL của BSC đã đạt mức 16.69 tỷ đô, vốn hóa thị trường là 86.6 tỷ USD.

Ngoài ra với việc kết hợp 2 cơ chế Autoburn  và  Bep-95 cũng sẽ tác động lớn đến nguồn cung của BNB, dẫn đến ảnh hưởng tích cực đến giá của dồng coin này.

Solana

Trước khi mainnet, SOL (token của Solana) là token được lưu trữ, giao dịch trên Ethereum. Nhưng sau khi mainnet, Solana đã có một blockchain riêng, lúc này SOL trở thành đồng coin trên Solana blockchain, các đồng token khác có thể được tạo ra trên blockchain Solana.

Vào thời điểm đầu năm, tuy mới chỉ chưa đầy 1 năm tuổi, hệ sinh thái Solana đã có hơn 10 tỷ giao dịch, 100 triệu đô TVL, 360 validators trên toàn cầu và 70 dự án được xây dựng trên đây.

Trong năm 2021, Solana tổ chức 3 sự kiện hackathon Solana DeFi đã thu hút sự phát triển thêm của rất nhiều dự án tiềm năng như Mango Markets (một nền tảng giao dịch ký quỹ chéo), PsyOptions (dự án mang đến các hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ tới thế giới blockchain), Katana (giao thức quản lý năng suất)…

Tại sự kiện Solana Breakpoint diễn ra ở Lisbon, nhiều thông tin nổi bật được công bố:

  • Alexis Ohanian (người đồng sáng lập Reddit và là founder của quỹ đầu tư mạo hiểm 776) công bố đầu tư vào hệ sinh thái Solana để hỗ trợ phát triển các nền tảng xã hội trên blockchain.
  • Trình duyệt Brave tích hợp Solana làm blockchain mặc định.
  • RNDR, một công ty về hoạt hình, công bố sử dụng Solana để tạo ra Metaverse.
  • Neon Labs công bố Neon EVM – một máy ảo Ethereum.

Các giao thức cầu nối giữa các hệ sinh thái được tạo ra như Wormhole (cầu nối giữa Solana và Ethereum), Allbridge (cầu nối giữa Fantom  và Solana) giúp cho dòng tiền mới đổ vào hệ sinh thái ngày càng nhiều và dễ dàng hơn.

Solana Labs huy động được hơn 314 triệu đô trong vòng tài trợ do quỹ a16z dẫn dầu để thúc đẩy việc phát triển web 3.0 đến với người dùng.

NFT cũng bùng nổ trên hệ sinh thái Solana với các dự án như Metaplex (một dự án làm về chợ NFT có sự hỗ trợ của các đối tác như RAC, Street Dreams và CryptoKickers), Neopets, Solana Monkey Business, Lollapalooza Digital Marketplace…

Các con số đạt được của hệ sinh thái Solana:

  • 1 triệu NFT được đúc ra.
  • 1.6 triệu người dùng trên ví Phantom.
  • 5,985 repo công khai.
  • $11.4 billion TVL.
  • $1.6 billion TVL trên stake pool của Solana.
  • 1,135 RPC nodes.
  • 1,328 validators trên toàn thế giới.
  • 5,145 dự án trên toàn hệ sinh thái.
  • 45,500,750,478 giao dịch.
  • Vốn hóa thị trường đạt 52.7 tỷ USD.

Near Protocol (NEAR)

Các thành phần trong hệ sinh thái Near gồm rất nhiều mảng: Stablecoin, AMM DEX, IDO Platform, NFT Market, Lending, Octopus Appchains,Wallets, Tools + Explorer, Infrastructure và nhiều nội dung khác.

Quá trình phát triển

  • Formation of Near Protocol (8/2018): Giai đoạn lên ý tưởng và bắt đầu phát triển Near Protocol.
  • Mainnet Phase 0: PoA Genesis (4/2020): Phase đầu tiên của Mainnet diễn ra vào cuối tháng 4 năm 2020, bằng cơ chế Proof of Authority được phát triển bởi NEAR Foundation. Trong giai đoạn này, các node vẫn được vận hành bởi các validators thuộc Near Foundation.
  • Mainnet Phase 1: Restricted (9/2020): Phase thứ hai của Mainnet cho phép các validators bên thứ ba tham gia vào vận hành mạng lưới.
  • Mainnet Phase 2: Community Governed (10/2020): Phase này cho phép cộng đồng trở thành người quản lý mạng lưới của Near Protocol qua các thao tác on-chain. Người dùng đã có thể chuyển token và giao dịch.
  • Rainbow Bridge (4/2021): Cầu nối giữa Near Protocol và mạng lưới Ethereum đã được ra mắt.

Điểm nổi bật về hệ sinh thái NEAR

  • Lịch sử gọi vốn của Near Foundation khá ấn tượng, với 3 vòng gọi vốn, đạt được 35 triệu đô sau hai round và 1 round chưa công bố. Các nhà đầu tư vào Near Foundation bao gồm nhiều quỹ lớn, ví dụ như Coinbase Ventures, a16z, Multicoin Capital, Pantera, Arrington XRP Capital, IOSG Venture, Libertus Capital,…
  • Hiện tại, phí giao dịch và tốc độ giao dịch của mạng lưới NEAR khá ấn tượng, với phí trung bình chỉ tầm 0.005$ (so với 0.5$ của Avalanche, 0.3$ của Tron,…)
  • Hỗ trợ và tương thích hoàn toàn với EVM, giúp nhà phát triển có thể đưa dApps từ Ethereum sang NEAR Protocol một cách dễ dàng.
  • Tuy nhiên, việc chuyển tiền từ các sàn tập trung lên NEAR Protocol vẫn gặp một số khó khăn nhất định, đó là một trong những lý do chính cho việc tại sao hệ sinh thái này vẫn chưa thu hút được dòng tiền.

Hiện tại họ đang có những mảnh ghép tiên phong cho mỗi category bao gồm:

  • Ref Finance – AMM DEX tiên phong;
  • Oin Finance – Stablecoin DeFi và Lending Protocol tiên phong;
  • NearPAD và 2 dự án IDO khác – IDO Platform tiên phong;
  • Cơ sở hạ tầng đã dần hoàn thiện, với máy ảo EVM Aurora, Rainbow Bridge và Octopus Network.

Như vậy trong tương lai, hãy cùng chờ đợi những phát triển sau trên NEAR Protocol để hoàn thiện thế giới DeFi:

  • Oracle Chainlink và Band Protocol chạy sản phẩm hoàn thiện để cung cấp dữ liệu off-chain lên on-chain trên NEAR Protocol;
  • Có thể sẽ xuất hiện dự án Stablecoin DeFi như MakerDAO trên NEAR;
  • Xuất hiện các Bridge với hệ sinh thái khác, ngoài Ethereum (ví dụ như BSC, Solana, Tron,…);
  • Xuất hiện thêm các dự án làm về AMM DEX, Lending,… trên NEAR.

Ngoài ra, để thu hút dòng tiền về hệ sinh thái này, chúng ta sẽ chờ đợi những thông tin như:

  • Sự hỗ trợ chuyển tiền lên NEAR Protocol từ các CEX top như Binance, Huobi,…
  • List Coinbase – đây là một trong các khoản đầu tư của Coinbase Ventures nhưng chưa được list lên Coinbase để giao dịch;
  • Các dApps với APY cao xuất hiện để thu hút users;
  • Xuất hiện các IDO đầu tiên trên các IDO Platform.

Fantom (FTM)

Trong năm 2021, Fantom đã công bố hợp tác với rất nhiều tên tuổi cả trong và ngoài thị trường crypto. Trong đó có:

  • Fireblocks: công ty cơ sở hạ tầng blockchain, phục vụ cho hơn 200 tổ chức tài chính, cung cấp cơ sở hạ tầng an toàn cho các tài sản kỹ thuật số trị giá hơn 400 tỷ đô.
  • Alameda Research: đầu tư 35 triệu đô vào hệ sinh thái Fantom.
  • BlockTower Capital: đầu tư vào hệ sinh thái thông qua khoản stake trị giá 20 triệu đô.
  • HyperChain Capital: đầu tư 15 triệu đô vào hệ sinh thái Fantom.

Fantom đã thiết lập quan hệ đối tác với các tổ chức, dự án như F1™ driver Pierre Gasly, Covalent, Scuderia Alpha Tauri, Chainlink, The Graph, Band Protocol… Ngoài ra, Fantom cũng có những dự án ngoài đời thật đang hoạt động ở Pakistan, Tajikistan và Afghanistan. Các dự án này thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, quản lý dữ liệu… tận dụng công cụ ERP/MIS dựa trên blockchain của Fantom để tăng cường khả năng xử lý, xác thực dữ liệu.

Bản nâng cấp mạng lưới Go-Opera cũng đã góp phần tăng khả năng mở rộng và giảm thiểu chi phí giao dịch trên toàn mạng lưới Fantom. Nhiều dự án DeFi được khởi chạy trên hệ sinh thái: C.R.E.A.M, Curve Finance, SushiSwap… Các dự án NFT,Gamefi  vẫn chỉ mới chớm nở với các dự án như Artion, tofuNFT, Duelist King…

Vào tháng 8, Fantom công bố chương trình khuyến khích phát triển Ecosystem Spotlight trị giá 370 triệu FTM để hỗ trợ các giao thức DeFi cũng như các dự án làm về blockchain gaming, NFT trên mạng lưới Fantom.

Có nên đầu tư dài hạn vào coin nền tảng?

Điều đầu tiên chúng ta cần nhắc đến chính là sự uy tín. Coin nền tảng là những coin lâu năm, được hầu hết người đầu tư biết đến, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nên đồng coin này cực kỳ uy tín. 

Không những vậy, coin nền tảng dễ dàng phát triển và mở rộng, tích hợp với các ứng dụng phi tập trung đa dạng như Dex, Leding, Defi… Vậy nên, theo thời gian, khi tích lũy coin nền tảng, nhà đầu tư chỉ có lời khi giá trị luôn tăng chứ không có lỗ. 

Đối với nhà đầu tư có thói quen đầu tư dài hạn, thì coin nền tảng là sự lựa chọn hoàn hảo và an toàn nhất. 

Theo thời gian, các ứng dụng có giá trị cao được tích hợp càng nhiều thì nền tảng đó càng có giá trị, đồng nghĩa với việc giá trị các đồng coin nền tảng gia tăng theo.

Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư có phong cách đầu tư về giá trị và đầu tư dài hạn thì coin nền tảng là một lựa chọn đầu tư mang tính an toàn nhất.

Trên đây là những coin nền tảng được đánh giá cao năm 2021. Hy vọng các bạn thấy bài viết hữu ích và cùng nhau chia sẽ về các đồng coin nền tảng năm 2022 dưới comment. Chúc các bạn thành công.

Bài viết mới
Tin nổi bật