Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là gì?

RSI là một trong những chỉ báo quan trọng mà bất cứ trader nào cũng phải sử dụng đến khi đầu tư forex tại bất cứ sàn giao dịch nào. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được ý nghĩa và cách dùng của chỉ số này dẫn đến những nhận định sai lầm. Vì vậy trong chuyên mục hôm nay chúng tôi sẽ giúp các traders tìm hiểu chi tiết hơn về chỉ số RSI là gì từ đó tự xây dựng cho mình những chiến lược đầu tư đúng đắn, hiệu quả và dễ dàng sinh lời lớn.

Về cơ bản, Phân tích Kỹ thuật (PTKT) liên quan đến dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai bằng cách kiểm tra lịch sử trước đó. Từ thị trường truyền thống đến thị trường tiền điện tử, hầu hết các nhà giao dịch dựa vào các chỉ số và công cụ chuyên biệt để phân tích dữ liệu lịch sử trước đó như là một cách để xác định các hình mẫu của thị trường và có thể dự đoán các biến động giá tiếp theo.

Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) là một chỉ số PTKT được phát triển vào cuối thập niên bảy mươi như là một công cụ mà các nhà giao dịch chứng khoán có thể sử dụng để kiểm tra diễn biến hoạt động của một cổ phiếu như thế nào trong một khoảng thời gian. Về cơ bản, nó là một bộ dao động động lượng đo độ lớn của biến động giá cũng như tốc độ (vận tốc) của các biến động này. RSI có thể là một công cụ rất hữu ích tùy thuộc vào loại hình giao dịch nào được thực hiện và nó được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhà giao dịch và nhà phân tích kỹ thuật.

Năm 1978, một kỹ sư cơ khí tên là J. Welles Wilder đã tập trung đào tạo về phân tích kỹ thuật trong giao dịch. Ông bắt đầu sự nghiệp trong tài chính của mình trong lĩnh vực bất động sản vào thập niên sáu mươi. Năm 1972, sau khi bán hết cổ phần của mình cho các cộng sự, ông thu về lợi nhuận 100.000 đô la và bắt đầu giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trong những năm tham gia vào thị trường này, ông đã nghiên cứu để tìm kiếm các công cụ đáng tin cậy cho việc nhận ra các xu hướng giá có thể sinh lời. Năm 1978, Wilder đã biên soạn nghiên cứu và kinh nghiệm của mình thành các công thức và chỉ số toán học mà các nhà giao dịch có thể sử dụng khi giao dịch. Chỉ số Sức mạnh Tương đối là một trong những chỉ số đó.

Chỉ báo RSI hoạt động như thế nào? 

Theo mặc định, RSI đo lường các thay đổi về giá của một tài sản trong các giai đoạn thời gian lấy con số 14 (14 ngày theo đồ thị hàng ngày, 14 giờ theo biểu đồ hàng giờ, v.v.). Chỉ số được xác định bằng cách chia trung bình giá tăng cho trung bình giá giảm trong khoảng thời gian tính và sau đó biểu diễn chỉ số này trên thang điểm được đặt từ 0 đến 100.

Như đã đề cập, RSI là chỉ báo động lượng, là một loại công cụ đo lường tốc độ biến động giá. Đà tăng cho thấy cổ phiếu đang được tích cực mua trên thị trường. Đà giảm là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của các nhà giao dịch đối với cổ phiếu đang chậm lại.

RSI cũng là một chỉ báo dao động giúp các nhà giao dịch dễ dàng phát hiện các tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường. Nó đánh giá giá tài sản trên thang điểm từ 0 đến 100 trong các giai đoạn thời gian lấy con số 14. Khi RSI có điểm nằm dưới mức 30, nó cho biết giá tài sản có thể gần chạm đáy (quá bán); nếu RSI có điểm nằm trên mức 70, nó cho biết giá tài sản gần mức đỉnh (quá mua) trong khoảng thời gian đó và có khả năng sẽ giảm.

Mặc dù giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14, các nhà giao dịch có thể điều chỉnh để tăng độ nhạy (các giai đoạn thời gian ngắn hơn) hoặc giảm độ nhạy (các giai đoạn thời gian nhiều hơn). Do đó, RSI 7 ngày sẽ nhạy cảm hơn với các biến động giá hơn là RSI 21 ngày. Hơn nữa, các thiết lập giao dịch ngắn hạn có thể điều chỉnh chỉ báo RSI để đặt 20 và 80 là các mức quá bán và quá mua (thay vì 30 và 70), nhờ vậy sẽ ít có khả năng cung cấp tín hiệu sai.

Các phân kỳ RSI

Bên cạnh các điểm số RSI 30 và 70 – cho thấy tình trạng có thể quá bán và quá mua trên thị trường – các nhà đầu tư cũng tận dụng RSI để dự đoán xu hướng đảo chiều hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự thông qua việc sử dụng các phân kỳ dương và âm.

Phân kỳ dương là tình trạng biến động giữa giá và RSI đi theo hai chiều ngược nhau. Trong tình trạng này, RSI tăng tạo đáy cao trong khi giá giảm tạo đáy thấp. Đây được gọi là phân kỳ “dương” và chỉ báo rằng đà đang mạnh lên bất chấp xu hướng giảm giá.

Ngược lại, phân kỳ âm có thể chỉ báo rằng mặc dù giá tăng, thị trường đang mất đà. Do đó, RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi giá tài sản tăng và tạo đỉnh cao.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng phân kỳ RSI không đáng tin cậy khi thị trường có các xu hướng mạnh. Điều này có nghĩa là lúc thị trường có xu hướng giảm mạnh vẫn có thể xuất hiện nhiều phân kỳ dương trước khi chạm đáy thực. Do đó, các phân kỳ RSI sẽ phù hợp hơn với các thị trường ít biến động (có các chuyển động đi ngang hoặc các xu hướng không rõ ràng).

Sử dụng RSI như thế nào?

Có một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi sử dụng chỉ báo Chỉ số Sức mạnh Tương đối, chẳng hạn như cài đặt, mức (30 và 70) và phân kỳ dương/âm. Tuy nhiên, bạn nên luôn nhớ rằng không có chỉ báo kỹ thuật nào hiệu quả 100% – đặc biệt nếu sử dụng chỉ báo riêng lẻ. Do đó, nhà giao dịch nên cân nhắc việc sử dụng chỉ báo RSI cùng với các chỉ báo khác để tránh các tín hiệu sai.

Dự đoán xu hướng giá trong tương lai 

Dựa vào phần chỉ báo của đường RSI, người chơi hoặc đưa ra được dự báo xu hướng giá cả của thị trường sẽ diễn ra trong tương lai gần. Dự đoán giá tăng: Giá cả của thị trường có xu hướng tăng khi RSI vượt qua mức 50 di chuyển từ dưới lên trên. Hoặc đường RSI hoạt động mạnh trong vùng từ 45 đến 55 hay cũng có đường RSI vượt dưới mức 45. Dự đoán giá giảm: Giá trị đường RSI giảm xuống mức 50. Hoặc đường RSI hoạt động mạnh trong vùng từ 45 đến 55 hay đường RSI xuống dưới mức 45.

Xác định sự phân kỳ hoặc hội hội tụ của vùng giá 

Một xu hướng tăng hoặc giảm giá đột ngột có thể được báo trước bởi một tín hiệu phân từ đường RSI. Theo đó khi phân tích nhà đầu tư cần nối đỉnh với đỉnh, đáy với đáy dễ thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau. Phân kỳ dương được hiểu là tình trạng RSI và giá biến đổi theo 2 chiều ngược nhau. Ở tình huống này, chỉ số RSI sẽ tăng hình thành đỉnh trong khi giá giảm hình thành đáy. Phân kỳ dương là tín hiệu cho biết giá vẫn tiếp tục tăng bất chấp đà giảm. Ở trường hợp ngược lại, phân kỳ âm chỉ báo cho biết giá tăng nhưng thực tế thị trường vẫn diễn ra xu hướng giảm giá. Vì vậy, RSI chỉ thực sự dự báo chính xác với thị trường ít xảy ra biến động.

Trong khi đó sự hội tụ của chỉ báo RSI và giá lại là tín hiệu cho biết một xu hướng tăng hoặc giảm sắp kết thúc. Khi đó giá dễ đảo chiều từ giảm sang tăng.

Nguồn: binance; soriaforcongress; vietradeportal

Bài viết mới
Tin nổi bật